Đổ mồ hôi, đau khi đại tiện, "vùng kín" có mùi... là những cụm từ mà bạn thường cảm thấy xấu hổ khi nói về chúng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác mà bạn không nên bỏ qua.

Bác sĩ Deyo Famuboni ở London sẽ tiết lộ những triệu chứng “xấu hổ” mà chúng ta cần lưu ý.

Mồ hôi quá nhiều

Theo Sở Y tế Quốc dân Anh (NHS), hầu hết mọi người đổ khoảng 1 lít mồ hôi mỗi ngày nhưng có khoảng 3/100 người lượng mồ hôi đổ ra nhiều gấp 10 lần bình thường.

Bệnh tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis.): Tuyến mồ hôi luôn trong tình trạng kích hoạt khiến mồ hôi đổ liên tục (đặc biệt ở vùng nách và lòng bàn tay) cho dù đang không trong trạng thái hoạt động hoặc căng thẳng. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do vấn đề về thuốc hoặc hormone...

Hãy thử sử dụng các chất chống chảy mồ hôi nhiều (antiperspirants), nếu vẫn không hiệu quả hãy dùng các chất khử mùi và lựa chọn điều trị khác từ bác sĩ da liễu như liệu pháp ionotophoresis, uống thuốc hoặc thậm chí cả botox.

{keywords} 

Đau khi đại tiện

Đây có thể là hậu quả của việc đi “đại tiện” quá thường xuyên hay không thường xuyên. Nó thường là do bệnh trĩ hoặc chứng táo bón trầm trọng gây tổn thương đến các khu vực xung quanh hậu môn. Điều quan trọng là cần điều trị để ngăn ngừa táo bón nặng hơn, xuất huyết nhiều hoặc nhiễm trùng ở khu vực đó. Bao gồm thay đổi chế độ ăn uống - tiêu thụ loại thực phẩm giàu chất xơ, tập thể dục và uống nhiều. Ngoài ra, nên sử dụng thuốc nhuận tràng và thuốc mỡ bôi và thuốc đạn có bán ở các quầy thuốc tây hoặc do bác sĩ kê toa.

Triệu chứng này cũng hay đi kèm với chảy máu hoặc đau bụng dưới còn là dấu hiệu cảnh báo của ung thư ruột. Bởi cứ 20 người Anh sẽ có 1 người bị ung thư ruột khi gặp cả 2 triệu chứng trên.

Núm vú thay đổi

Sự thay đổi có thể là đổi màu vùng da quanh núm vú hoặc bị rỉ sữa hoặc núm vụt tụt vào trong. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, bao gồm cả các vấn đề về hormone.

Nếu bạn đang không cho con bú thì hiện tượng tiết sữa cần được lưu ý vì nó có thể là do sự dư thừa của prolactin hormone - một hormone được sản xuất bởi tuyến yên. Các nguyên nhân khác có thể do dùng thuốc, stress, các vấn đề về thận và tuyến giáp.

Dù là nguyên nhân nào thì cũng nên điều trị kịp thời, nếu không, nó có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt, gây vô sinh, loãng xương...

Tùy vào lịch sử của gia đình, chu kỳ kinh nguyệt, biện pháp tránh thai sử dụng, thị lực..., các bác sĩ sẽ kiểm tra và xét nghiệm máu mà sau đó bạn có thể cần chụp nhũ ảnh, siêu âm hay sinh thiết để kiểm tra ung thư vú.

Âm đạo có mùi bất thường

Khi môi trường tự nhiên trong âm đạo thay đổi do sự phát triển quá mức của vi khuẩn sẽ gây ra một mùi tanh. Tình trạng này gọi là viêm âm đạo do vi khuẩn - bệnh rất phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Triệu chúng kèm theo gồm ngứa và chảy dịch.

Hiện tượng này khác so với bị nhiễm trùng nấm men (nấm) gây ngứa và dịch âm đạo không mùi và dễ dàng được xử lý bằng các loại thuốc như Canesten.

Thông thường, viêm âm đạo do vi khuẩn không gây ra vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu xảy ra vào những thời điểm nhất định như trong quá trình mang thai, nó có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Nó cũng liên quan với tăng nguy cơ các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và viêm vùng chậu. Do đó, cần đến gặp bác sĩ khi gặp phải triệu chứng này.

{keywords} 

Đầy hơi

Mặc dù đầy hơi do ăn các loại thực phẩm hay đồ uống có ga thường vô hại nhưng đây cũng có thể là do các loại bệnh khác.

Nếu không giải thích được nguyên nhân hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như nước tiểu hoặc đại tiện thường xuyên, đau bụng dưới thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra bệnh celiac - triệu chứng không dung nạp với các protein gluten có trong thức ăn, ảnh hưởng đến 1/100 người, hoặc u xơ tử cung. U xơ tử cung rất phổ biến, ảnh hưởng đến 40% phụ nữ (họ không có hại, nhưng bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc và / hoặc phẫu thuật).

Tùy thuộc vào những phát hiện của họ, họ cũng có thể làm xét nghiệm máu và scan để xem thử có phải triệu chứng của ung thư buồng trứng hay không.

(Theo Daily Mail/ NLĐO)