Những vụ chìm tàu cướp đi bao sinh mạng và gây thiệt hại nặng nề về vật chất, nhưng đằng sau nó ám ảnh hơn cả là giọt nước mắt của những thân người ở lại…
Bàng hoàng vụ chìm tàu Hạ Long
Sau ba ngày xảy ra sự cố, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng về thông tin chìm tàu du lịch ở Quảng Ninh, mọi thông tin về con tàu xấu số này đều được người dân cả nước hết sức quan tâm. Hiện tại, 9 nạn nhân ngoại quốc sống sót sau tai nạn thảm khốc này đã bình phục hoàn toàn nhưng trong tâm trí họ vẫn còn ám ảnh về những phút giây kinh hoàng khi kề miệng “tử thần”.
Tai nạn bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng ngày 17/2, chiếc tàu du lịch mang số hiệu QN5198 thuộc Công ty TNHH Trường Hải (Quảng Ninh) chở du khách nghỉ qua đêm trên khu vực đảo Ti-tốp (Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh) đã bị chìm.
Vụ chìm tàu khủng khiếp này đã làm 12 người thiệt mạng (trong đó có 10 người nước ngoài). Về nguyên nhân con tàu bị chìm, trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Phí Văn Minh, Trưởng Công an TP Hạ Long cho biết, theo lời khai từ thuyền viên tàu du lịch Trường Hải QN5198 thì chiếc tàu bị chìm là do bị bục đáy. Thuyền viên đã chạy xuống để sửa chữa, nhưng vết vỡ ngày càng lớn, nước tràn vào quá nhiều làm chìm tàu. Chiều 17/2, Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố điều tra vụ tai nạn chìm tàu ở vịnh Hạ Long làm 12 du khách thiệt mạng này.
Chìm tàu ở Lý Sơn: Ngày vui thành nỗi ám ảnh
Tai nạn xảy ra vào trưa 14/1/2010 làm nhiều người chứng kiến phải thót tim. Trên chiếc tàu cá do ông Bùi Cao (ở An Bình, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng cùng với 32 hành khách đã vui vẻ đi từ xã An Bình sang đảo Lý Sơn để dự đám cưới. Khi cách đảo Lý Sơn khoảng 2 hải lý tàu cá này đã bị sóng to, gió lớn đánh gãy chân quạt, lật chìm.
30 người trên tàu may mắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” trong gang tấc và được đưa vào đảo Lý Sơn cấp cứu. Hai nạn nhân xấu số là bà Trần Thị Trọng (42 tuổi, ở xã An Bình) và Phạm Thị Thiện (45 tuổi, giáo viên Trường Tiểu học số 2 An Vĩnh) đã không qua khỏi. Được biết, tàu cá của ông Cao có công suất dưới 20 CV, được mọi người thuê chở sang đảo Lý Sơn. Ngày vui đã trở thành ngày ám ảnh đáng sợ đối với những người đi trên chuyến tàu hôm đó.
Chìm tàu Vân Đồn 02: Nỗi đau của những người ở lại
Những vụ chìm tàu xảy ra không chỉ thiệt hại lớn về người và vật chất mà còn gieo nỗi đau vô bờ bến trong lòng những người ở lại.
Vào ngày 28/12/2010, những người thân của các thuyền viên tàu Vân Đồn 02 đã nhận được hung tin là con tàu bị chìm ở phía Nam biển Đông rạng sáng cùng ngày khi đang trên đường di chuyển từ cảng tại Malaysia về Việt Nam, họ đã không thể giữ được bình tĩnh. Tàu Vân Đồn 02 là tàu chở hàng khô có trọng tải 6.900 DWT thuộc Công ty Cổ phần Vận tải biển và Xuất nhập khẩu Quảng Ninh. Khi xảy ra tai nạn trên tàu có 23 thuyền viên, 12 người trên thoát nạn nhờ 2 tàu đánh cá ứng cứu kịp thời. Số còn lại mãi mãi không thể trở về.
Sau khi tàu xảy ra sự cố, hàng chục gia đình có người thân trên tàu Vân Đồn 02 vẫn thấp thỏm hy vọng sự kỳ diệu là chồng, con họ trở về. Tuy nhiên, việc lặn tìm 11 thuyền viên mất tích đã dừng lại vì sau nhiều ngày tích cực tìm kiếm mà không có kết quả. Mọi hi vọng về sự sống sót của các thủy thủ đã không còn trong lòng những người thân.
Chìm tàu Phú Tân
Một vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng nữa là vụ chìm tàu chở container Phú Tân có trọng tải 14.100 DW hành trình theo tuyến TP.HCM - Đà Nẵng - Hải Phòng. Ngày 15/12/2010, tàu Phú Tân rời cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) để trở về Hải Phòng nhưng đến sáng định mệnh ngày 16/12/2010, tàu bất ngờ bị nạn ở toạ độ 18-14N 107-36E, thuộc vùng biển Hà Tĩnh.
Sau khi tàu Phú Tân bị nạn, các đơn vị liên quan đã huy động hai tàu SAR cùng các tàu Dynamic, HQ 629, CSB 1013, CSB 4033 và cả máy bay trực thăng tìm kiếm xung quanh khu vực tàu Phú Tân chìm và đảo Cồn Cỏ nhưng chỉ tìm được hai thuyền viên (một người tử vong trên đường về đất liền). Phía Trung Quốc cũng tìm được hai thuyền phó của tàu Phú Tân và đưa về đảo Hải Nam cứu chữa. 23 thuyền viên của tàu Phú Tân còn mất tích vẫn chưa tìm thấy.
Sau đó một ngày chiều ngày 17/12, “tử thần” cũng ghé thăm tàu cá BV 4248 TS với 21 ngư dân. Dù đã nỗ lực nhưng cũng chỉ có một người được tàu BV 0637 TS cứu sống.
Sau nhiều ngày huy động phương tiện nỗ lực tìm kiếm nhưng không có thêm kết quả, lúc 17h30 ngày 21/12, Ủy ban uốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã thông báo ngừng hoạt động tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên của hai chiếc tàu xấu số trên.
Đằng sau sự ra đi của họ là cú sốc của bao người thân ở lại, nước mắt có thể ngừng rơi, nhưng nỗi đau trong lòng thì rất khó nguôi ngoai.
M.Lê (Tổng hợp)
Bàng hoàng vụ chìm tàu Hạ Long
Sau ba ngày xảy ra sự cố, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng về thông tin chìm tàu du lịch ở Quảng Ninh, mọi thông tin về con tàu xấu số này đều được người dân cả nước hết sức quan tâm. Hiện tại, 9 nạn nhân ngoại quốc sống sót sau tai nạn thảm khốc này đã bình phục hoàn toàn nhưng trong tâm trí họ vẫn còn ám ảnh về những phút giây kinh hoàng khi kề miệng “tử thần”.
Các nạn nhân tử vong trong vụ chìm tàu ở Hải Phòng được chuyển về bệnh viện Bãi Cháy (Nguồn: Dân trí) |
Vụ chìm tàu khủng khiếp này đã làm 12 người thiệt mạng (trong đó có 10 người nước ngoài). Về nguyên nhân con tàu bị chìm, trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Phí Văn Minh, Trưởng Công an TP Hạ Long cho biết, theo lời khai từ thuyền viên tàu du lịch Trường Hải QN5198 thì chiếc tàu bị chìm là do bị bục đáy. Thuyền viên đã chạy xuống để sửa chữa, nhưng vết vỡ ngày càng lớn, nước tràn vào quá nhiều làm chìm tàu. Chiều 17/2, Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố điều tra vụ tai nạn chìm tàu ở vịnh Hạ Long làm 12 du khách thiệt mạng này.
Chìm tàu ở Lý Sơn: Ngày vui thành nỗi ám ảnh
Tai nạn xảy ra vào trưa 14/1/2010 làm nhiều người chứng kiến phải thót tim. Trên chiếc tàu cá do ông Bùi Cao (ở An Bình, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng cùng với 32 hành khách đã vui vẻ đi từ xã An Bình sang đảo Lý Sơn để dự đám cưới. Khi cách đảo Lý Sơn khoảng 2 hải lý tàu cá này đã bị sóng to, gió lớn đánh gãy chân quạt, lật chìm.
30 người trên tàu may mắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” trong gang tấc và được đưa vào đảo Lý Sơn cấp cứu. Hai nạn nhân xấu số là bà Trần Thị Trọng (42 tuổi, ở xã An Bình) và Phạm Thị Thiện (45 tuổi, giáo viên Trường Tiểu học số 2 An Vĩnh) đã không qua khỏi. Được biết, tàu cá của ông Cao có công suất dưới 20 CV, được mọi người thuê chở sang đảo Lý Sơn. Ngày vui đã trở thành ngày ám ảnh đáng sợ đối với những người đi trên chuyến tàu hôm đó.
Chìm tàu Vân Đồn 02: Nỗi đau của những người ở lại
Những vụ chìm tàu xảy ra không chỉ thiệt hại lớn về người và vật chất mà còn gieo nỗi đau vô bờ bến trong lòng những người ở lại.
Niềm vui vô bờ của người thân có con sống sót trong vụ chìm tàu Vân Đồn 02 (Nguồn: Lao động) |
Sau khi tàu xảy ra sự cố, hàng chục gia đình có người thân trên tàu Vân Đồn 02 vẫn thấp thỏm hy vọng sự kỳ diệu là chồng, con họ trở về. Tuy nhiên, việc lặn tìm 11 thuyền viên mất tích đã dừng lại vì sau nhiều ngày tích cực tìm kiếm mà không có kết quả. Mọi hi vọng về sự sống sót của các thủy thủ đã không còn trong lòng những người thân.
Chìm tàu Phú Tân
Một vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng nữa là vụ chìm tàu chở container Phú Tân có trọng tải 14.100 DW hành trình theo tuyến TP.HCM - Đà Nẵng - Hải Phòng. Ngày 15/12/2010, tàu Phú Tân rời cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) để trở về Hải Phòng nhưng đến sáng định mệnh ngày 16/12/2010, tàu bất ngờ bị nạn ở toạ độ 18-14N 107-36E, thuộc vùng biển Hà Tĩnh.
Sau khi tàu Phú Tân bị nạn, các đơn vị liên quan đã huy động hai tàu SAR cùng các tàu Dynamic, HQ 629, CSB 1013, CSB 4033 và cả máy bay trực thăng tìm kiếm xung quanh khu vực tàu Phú Tân chìm và đảo Cồn Cỏ nhưng chỉ tìm được hai thuyền viên (một người tử vong trên đường về đất liền). Phía Trung Quốc cũng tìm được hai thuyền phó của tàu Phú Tân và đưa về đảo Hải Nam cứu chữa. 23 thuyền viên của tàu Phú Tân còn mất tích vẫn chưa tìm thấy.
Sau đó một ngày chiều ngày 17/12, “tử thần” cũng ghé thăm tàu cá BV 4248 TS với 21 ngư dân. Dù đã nỗ lực nhưng cũng chỉ có một người được tàu BV 0637 TS cứu sống.
Sau nhiều ngày huy động phương tiện nỗ lực tìm kiếm nhưng không có thêm kết quả, lúc 17h30 ngày 21/12, Ủy ban uốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã thông báo ngừng hoạt động tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên của hai chiếc tàu xấu số trên.
Đằng sau sự ra đi của họ là cú sốc của bao người thân ở lại, nước mắt có thể ngừng rơi, nhưng nỗi đau trong lòng thì rất khó nguôi ngoai.
M.Lê (Tổng hợp)