Các lễ hội bỗng chốc biến thành những đám tang tập thể khi dòng người trở nên hoảng loạn, chen chúc và xô đẩy nhau để chạy thoát thân.

TIN BÀI KHÁC:

{keywords}
Ảnh: BBC

Số người chết trong vụ giẫm đạp trên cây cầu dẫn tới ngôi đền Ratangarh ở quận Daita, bang Madhya Pradesh, miền bắc Ấn Độ hôm 13/10 đã lên tới 115 người, tờ Times of India đưa tin.

{keywords}
Ảnh: IBN

Được biết, có khoảng 20.000 người ở trên cây cầu vào thời điểm xảy ra vụ việc.

Phó tổng thanh tra cảnh sát Ấn Độ, Tướng D.K. Arya cho biết nguyên nhân dẫn tới tai nạn thảm khốc này xuất phát từ tin đồn nói rằng cây cầu có nguy cơ bị sập và mọi người đã hoảng loạn tìm cách thoát thân.

{keywords}
Ảnh: PTI

Ấn Độ là quốc gia từng chứng kiến nhiều vụ giẫm đạp thảm khốc trong các lễ hội tôn giáo. Hồi tháng 2 vừa qua, 36 người đã thiệt mạng sau khi rời lễ hội tôn giáo Kumbh Mela bên bờ sông Hằng.

Trước đó, tháng 1/2011, hơn 100 người hành hương đã tử vong trong vụ giẫm đạp ở bang Kerala, tây nam Ấn Độ và 244 người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp năm 2008 ở Jodhpur.

{keywords}
Dòng người chen chúc nhau trên cây cầu Koh Pich, Campuchia. Ảnh: AP

Ít nhất 345 người thiệt mạng và 410 người bị thương trong vụ giẫm đạp kinh hoàng tại Lễ hội té nước Bon Om Thook đêm 22/11/2010 trên cây cầu Koh Pich nối Thủ đô Phnom Penh với đảo Kim Cương (Campuchia).

{keywords}
Hiện trường vụ việc. (Ảnh: Getty Images)

Ước tính khoảng có khoảng 7.000 đến 8.000 người có mặt trên cầu khi vụ giẫm đạp xảy ra.

{keywords}
Vụ giẫm đạp tại lễ hội âm nhạc ở Đức cướp đi sinh mạng của 18 người trong độ tuổi 20-40. (Ảnh: nbcnews)

Một vụ giẫm đạp bất ngờ xảy ra trong lễ hội âm nhạc mang tên Love Parade ở phía tây Đức khiến 18 người thiệt mạng và 100 người bị thương. 

Có khoảng 1,4 triệu người đến từ nhiều nước tham gia lễ hội này, đây cũng chính là nguyên nhân khiến tình hình vượt quá tầm kiểm soát và làm đám đông hoảng loạn.

{keywords}
Biển người chen chúc nhau trước khi vụ giẫm đạp xảy ra. (Ảnh: Getty Images)

Sầm Hoa (Tổng hợp)