Cuộc đua của những tàu ngầm chiến thuật và các loại tàu khu trục khổng lồ, hàng không mẫu hạm đang dần hình thành nên cán cân mới tại Đông Bắc Á.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Tàu ngầm Lada của Nga

 {keywords}
Tàu ngầm hạng nhẹ lớp Lada có đuôi hình chữ thập

Phiên bản tàu ngầm lớp Lada của Nga xuất khẩu có tên là lớp Amur, cũng chạy bằng diesel-điện giống như tàu ngầm lớp Kilo, nhưng nhẹ hơn và linh hoạt hơn, chủ yếu hoạt động ở vùng biển nông và gần bờ. Tải trọng của các tàu Lada thường không quá 1.000 tấn.

Tàu ngầm lớp Lada có áp dụng các công nghệ rất tiên tiến, vỏ một lớp nên giảm lượng giãn nước so với các loại khác cùng thể tích. Một tính năng khác nổi trội của loại tàu ngầm này là giảm tiếng ồn, kéo dài khả năng hoạt động liên tục dưới mặt nước.

Khả năng 'qua mặt' các máy cảm âm của tàu ngầm lớp Lada nổi trội hơn cả tàu ngầm lớp Kilo. Loại tàu này cũng được trang bị nhiều loại vũ khí đa dạng hơn, đặc biệt là có trang bị cảm biến thủy âm loại kéo rê ở đuôi tàu. Với thiết bị này, con tàu sẽ tránh được các rủi ro từ 'vùng mù' phía sau tàu, nâng cao khả năng phát hiện phát hiện đối thủ.

Các nguồn tin của Nga và Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã đề xuất mua của Moscow 4 tàu ngầm lớp Lada. Nếu thương vụ này thành công, Bắc Kinh sẽ bổ sung vào hạm đội tàu ngầm của mình những 'tân binh' lo bọc lót ở dải duyên hải và tăng khả năng tác chiến ở các vùng biển nước nông như ở biển Hoàng Hải và Hoa Đông.

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật

{keywords}
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật có đuôi hình chữ X nên khả năng linh hoạt cao.

Tàu Soryu của Nhật có một ưu điểm nổi trội đó là khả năng lặn sâu và cơ động. Tầu có thể lặn tới độ sâu 350m so với mực nước biển (sâu hơn so với tàu lớp Kilo và lớp Lada của Nga). Với khả năng kháng áp tốt nên độ sâu tối đa tàu lớp Soryu có thể lặn tới là 500m.

Với đuôi tàu có thiết kế hình chữ X nên tàu Soryu có khả năng cơ động cao. Tàu được trang bị 6 ống phóng thủy lôi 533mm có thể phóng ngư lôi dẫn đường và tên lửa chống hạm Harpoon. Thiết kế thân tàu Soryu được đánh giá là ưu việt.

Tàu khu trục khổng lồ lớp Izumo của Nhật

 {keywords}
Tàu khu trục khổng lồ của Nhật lớp Izumo

Nhật Bản đã chính thức công bố con tàu khu trục khổng lồ lớp Izumo mang theo trực thăng (còn gọi là tàu khu trục lớp 22DDH) vào hôm qua. Đây là con tàu mà Tokyo đã mong đợi từ lâu.

Con tàu dài 250m với khả năng mang theo 14 máy bay trực thăng, trọng lượng rẽ nước là 24.000 tấn. Đây là tàu chiến lớn nhất mà Nhật Bản từng đóng kể từ Thế Chiến II. Xét về trọng lượng rẽ nước, tàu khu trục lớp Izumo lớn hơn con tàu lớn nhất hiện nay của Tokyo là tàu khu trục mang trực thăng lớp Hyuga 50 lần.

Tokyo nói rằng tàu khu trục lớp Izumo sẽ được sử dụng để tham gia chiến tranh chống tàu ngầm, các sứ mệnh theo dõi vùng biển biên giới và vận chuyển người ở các khu vực gặp thiên tai.

Nhật muốn sử dụng máy bay trực thăng cánh xoay V22 Osprey như là loại máy bay duy nhất cất cánh từ tàu này. Nhưng về lý thuyết thì sau này tàu có thể được trang bị các chiến đấu cơ tối tân như F-35B (có khả năng cất cánh ở đường băng ngắn và hạ cánh theo chiều thẳng đứng).

Tàu sân bay Liêu Ninh - Trung Quốc

{keywords}
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được xây dựng trên khung tàu cũ của Liên Xô Varyag, có thể coi là cùng lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (của Nga). Tàu dài 304,5 mét, rộng 37 mét. Lượng giãn nước là 58.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 37 hải lý/giờ.

Tàu Liêu Ninh có thể mang theo 26 máy bay và 24 trực thăng. Tàu sử dụng hệ thống dốc kiểu 'bệ phóng trượt tuyết' cho máy bay cất cánh, chứ không sử dụng các máy phóng như của tàu sân bay Mỹ.

Liêu Ninh có thể được trang bị vũ khí là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N, tám súng phòng không, 12 tên lửa hải đối hải P-700 Granit SSM, 18 bệ phóng tên lửa hải đối không  và hệ thống pháo phản lực chống ngầm.

Ban đầu, Liên Xô thiết kế con tàu với chức năng “tàu tuần dương hạng nặng mang máy bay”, có nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ các tàu ngầm mang tên lửa, tàu mặt nước, và máy bay mang tên lửa của hải quân Liên Xô cũ.

Hệ thống đánh chặn SM3 Block II/II A  - Mỹ, Nhật

{keywords}
Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3 Block

Hệ thống tên lửa đánh chặn Standard Missile-3 Block II/IIA thuộc dòng tên lửa SM-3, được bố trí trên đất liền và trên đại dương, có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo khi đang bay ở giai đoạn giữa của quỹ đạo đường đạn.

SM3 tích hợp với hệ thống radars Aegis, tổ hợp tên lửa đánh chặn này khi thử nghiệm trên thực địa cho khả năng tiêu diệt mục tiêu đang bay ở độ cao 250 km với vận tốc 7,5 km/s.

Mỹ và Nhật Bản đang lên kế hoạch cùng nhau nghiên cứu chế tạo hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa có tên SM3 Block II/II A. IIВ với khả năng tăng tầm xa đánh chặn đến 2 lần.

Sau khi thử nghiệm thành công, Mỹ và Nhật sẽ cùng nghiên cứu các vị trí bố trí hệ thống đánh chặn này, nhiều khả năng ở vùng Viễn Đông. Đây được cho là một mối đe dọa tới lợi ích của Nga vì hệ thống này có thể chuyển thành lá chắn tên lửa đối với các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga bố trí tại đây và Camchatka, khiến cho Moscow mất thế chủ động.

 Lê Thu (tổng hợp)