-58 bức ảnh quý miêu tả cận cảnh, chân thực về cuộc chiến tranh Việt Nam của các phóng viên chiến trường hãng thông tấn AP vừa được triển lãm tại Hà Nội.


Sáng 12/6, Triển lãm ảnh “Việt Nam: Cận cảnh cuộc chiến tranh” của Hãng thông tấn Mỹ AP đã chính thức khai mạc tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

{keywords}
Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh tới xem triển lãm

58 bức ảnh tiêu biểu, đặc sắc nhất trong bộ sưu tập ảnh đồ sộ của AP, từ bức ảnh của Malcolm Browne chụp Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm đến bức ảnh Em bé Napalm từng làm chấn động cả thế giới của tay máy Nick Út.

Ông Gary Pruitt, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hãng Thông tấn AP cho biết các bức ảnh được lấy ra từ cuốn sách ảnh của AP được hoan nghênh rộng rãi. “Việt Nam - cận cảnh cuộc chiến” được xuất bản 2 năm trước nhằm kể lại câu chuyện về cuộc chiến tranh bằng hình ảnh.

{keywords}

Bức ảnh Em bé Napalm - Nick Út

Ông Gary Pruitt cho biết rất phấn khích được đi cùng Nick Út, phóng viên ảnh của AP - Một người nổi tiếng ở Việt Nam và cũng nổi tiếng trên thế giới vì bức ảnh của ông, một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất thế giới “Cô bé Napalm” đoạt giải Pulitzer năm 1973.

“Các bức ảnh mà Nick và các phóng viên ảnh khác của AP chụp trong những năm tháng chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam là lăng kính mà qua đó người dân trên thế giới biết về cuộc chiến tranh này. Nhưng điều này cũng dẫn đến căng thẳng giữa các quan chức và báo chí. Ngoài việc tính mạng bị đe dọa, Nick, các đồng nghiệp và Hãng Thông tấn AP còn chịu áp lực từ các giới chức cao nhất trong Chính phủ ở Mỹ, nơi đôi khi họ bị cáo buộc làm hủy hoại các nỗ lực quân sự”. Ông Gary Pruitt chia sẻ.

Ông Pruitt cũng cho biết các biên tập viên của AP đã phải tranh luận gay gắt liệu có cho phát bức ảnh của Nick hay không bởi vì bức ảnh này có nhiều minh họa ghê rợn. Cuối cùng, AP quyết định rằng bức ảnh này cho thấy một khía cạnh quan trọng của cuộc chiến tranh và phải được mọi người biết đến.

{keywords}

Đồng bằng sông Cửu Long - ngày 10/9/1968. Một người lính cao hơn 2 mét của sư đoàn bộ binh số 9, cố giữ khẩu súng trường lên trên khỏi mặt nước trong khi đang vượt qua sông ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại buổi khai mạc, Nick Út - tác giả Em bé Napaml chia sẻ, anh bắt đầu chụp ảnh cho AP khi mới 16 tuổi sau khi anh trai Huỳnh Thanh Mỹ, người làm phóng viên ảnh cho AP bị chết trong chiến tranh. Bản thân Nick Út cũng bị thương ba lần.

{keywords}
Nick Út và diễn viên Trương Ngọc Ánh tại buổi khai mạc triển lãm 

Phóng viên ảnh Nick Út được quốc tế công nhận với bức ảnh chụp Phan Thị Kim Phúc, cô bé 9 tuổi trong bức ảnh có tiêu đề “Chạy khỏi vụ tấn công bom Napalm” chụp ngày 8 tháng 6 năm 1972 trên quốc lộ gần Trảng Bàng, cách Sài Gòn khoảng 40 km về phía Tây Bắc.

"Tôi không hiểu sao lúc đó mình lại có một động lực ghê gớm là lao vào các cuộc chiến để chụp những bức ảnh đầy hiểm nguy như vậy. Chắc có lẽ lúc đó tôi vẫn còn là thanh niên, chưa bị ràng buộc gì. Chứ bây giờ vợ con rồi, cho tôi ra chiến trường chụp là tôi lo lắm, lo cho vợ cho con ở nhà nữa chứ đâu phải có mình tôi", Nick Út cười tâm sự với các phóng viên tại Hà Nội.

{keywords}

Thung lũng A Sầu, Huế - tháng 4/1968. Một người lính kị binh cởi trần lắp đặt khẩu súng tại căn cứ tuần tra ở thung lũng A Sầu trong chiến dịch Delaware

{keywords}

Một lính Mỹ bị thương trong trận đánh đồi Thịt băm đang đau đớn trong khi chờ đợi cứu thương sơ tán tại một cân cứ gần biên giới Lào

{keywords}

Một người cha đau đớn ôm thi hài của con mình trong khi lính biệt kích Việt Nam Cộng hòa  ngồi trên xe bọc thép nhìn xuống. Bức ảnh này của Horst Faas nhận được giải Pulitzer năm 1965.

Trong những năm chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam, Hãng Thông tấn AP đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa tin về cuộc chiến. Nhiều phóng viên của hãng sống ở Việt Nam hơn 10 năm hoặc lâu hơn thế. Các phóng viên ảnh và phóng viên viết bài của AP đoạt 6 giải Pulitzer, giải thưởng cao quý nhất dành cho phóng viên, trong đó có 4 giải thưởng dành cho ảnh.


T.Lê