Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là thu hút tối đa các tiềm năng nguồn lực quốc tế, đặc biệt là nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi; Vận động, thu hút đầu tư quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dựa trên nhu cầu và thực tiễn, tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, từng dân tộc, trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; Vận động hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức, cá nhân quốc tế hỗ trợ nâng cao năng lực cho người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi; công chức, viên chức thực hiện công tác dân tộc các cấp từ tỉnh tới địa phương.

{keywords}
Các mâm lễ vật người Chăm chuẩn bị để dâng cúng tại lễ hội Katê

Để đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra 4 nhiệm vụ và giải pháp: Một là, công tác xây dựng chương trình, dự án: Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án có vốn viện trợ nước ngoài đang còn hiệu lực trên địa bàn; trong đó tập trung triển khai có hiệu quả các dự án tài trợ xây dựng nông thôn; Lập đề cương, danh mục dự án và tổ chức vận động, thu hút đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi...

Hai là, công tác thông tin, tuyên truyền: Cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác nhu cầu về chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số; ban hành một số chính sách đặc thù nhằm thu hút tài trợ nước ngoài vào các lĩnh vực cần thiết để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh vùng dân tộc thiểu số; Thông tin kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo tay nghề cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số; Thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm và giám sát của các bên, cộng đồng trong suốt quá trình lập, triển khai và kết thúc dự án.

Ba là, công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực: Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý các chương trình, dự án; Khuyến khích sử dụng lao động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ cho các dự án; vận động và tranh thủ các nguồn lực hợp pháp trong và ngoài nước hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động; Tập huấn kiến thức, tiếp nhận chuyển giao khoa học, công nghệ tiên tiến…

Bốn là, công tác huy động các nguồn lực: Chủ động tổ chức và huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài kết hợp với các nguồn vốn chương trình mục tiêu trên địa bàn tỉnh; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; Vận động và tổ chức cho cộng đồng các dân tộc thiểu số tích cực tham gia trực tiếp vào các chương trình phát triển sản xuất, xây dựng và sử dụng các công trình của cộng đồng. Từ đó, góp phần thực hiện thành công, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Ngọc Trang
Ảnh: Bảo Phùng