“Mùa hè dân phượt thường thích Nam tiến hơn. Mùa đông trời rét, đi phượt vất vả hơn nhưng đó mới chính là mùa phượt ở miền Bắc. Mùa đông ở miền Bắc đẹp, đặc biệt là mùa đông núi rừng, chinh phục những cung đường, cảm nhận cái lạnh và khung cảnh mùa đông là một cái thú. Nếu chưa đi phượt đông thì thôi còn nếu đã đi rồi thì cứ muốn chuyến này nối tiếp chuyến khác” – đó là chia sẻ của một phượt tử về cái thú vị của những chuyến phượt mùa đông.
Mùa phượt tử lên đường
Với những người đã đi phượt lâu năm, họ đều hiểu rằng thời điểm phượt đẹp nhất ở miền Bắc là khoảng tháng 9, tháng 10. Đi vào khoảng thời gian này, thời tiết đẹp, không quá nóng hoặc quá lạnh, lại thoải mái ngắm lúa chín, rồi tam giác mạch, hoa cải trắng, dã quỳ, trạng nguyên….
Còn với những bạn trẻ ưa thích trải nghiệm mới mẻ thì khoảng thời gian lên đường đẹp nhất để “gặm nhấm” mùa đông nơi núi rừng chính là từ tháng 11 trở đi. Nghe đến hai từ “phượt đông” chắc chắn có không ít người ái ngại vì nghĩ đến việc giữa trời lạnh giá ròng rã xe máy trên các con đường chênh vênh heo hút gió, rồi co ro trong cái lạnh lẽo, băng giá nơi núi rừng. Thế nhưng, thực tế, mùa đông luôn là mùa mời gọi các phượt tử trẻ tuổi lên đường.
Thành Trung (ĐH Hà Nội), một xế cứng tay, đã từng tham gia nhiều chuyến phượt đông chia sẻ: “Mùa đông, điểm đến yêu thích của các phượt tử chính là núi đồi Tây Bắc. Đến đó mới hiểu thấu được thế nào là rét “cắt da cắt thịt”, mới thấy được người dân tộc họ chịu rét giỏi đến mức nào. Với dân phượt là con trai như mình, ngoài việc chuyến phượt giúp mình thấy hết được cái vẻ hoang sơ, bí ẩn của núi rừng ngày đông, nó còn là dịp để thử thách sức khỏe, rèn luyện sự dẻo dai và khả năng thích nghi cao với sự thay đổi thời tiết”.
Mỗi năm làm một chuyến phượt đông vào những lúc thời điểm hạ thấp nhất, Thành Trung cùng nhóm bạn đã đến được khá nhiều địa danh, tận hưởng được cái “rét ngọt” ở mỗi vùng mỗi khác. Năm nay, nhóm của Thành Trung dự định sẽ lên thăm lại Mộc Châu trước khi về quê ăn Tết.
Thành Trung chia sẻ kinh nghiệm phượt mùa đông: “Với mỗi địa điểm thì cũng cần những dụng cụ phụ trợ khác nhau song điều quan trọng nhất khi đi phượt đông là phải trang bị đầy đủ quần áo, khăn, găng tay, khẩu trang… để chống lại cái lạnh. Người đi phượt đông thường thích mang theo một bộ quần áo mưa, loại mà quần rời, áo rời để tiệc cho việc di chuyển, lại chống gió, chống rét rất hiệu quả”.
Trải nghiệm những khó khăn
Hồ Lài (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thì vẫn nhớ như in về chuyến phượt cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) vào dịp đông năm ngoái: “Dạo ấy mình đi liền 5 ngày. Đó là lần phượt đông đầu tiên của mình. Chuyến đi thú vị đó đã giúp mình biết tới cái cảm giác lạnh kinh người, buốt cứng hết tay chân. Cả đoàn phượt của mình xuống xe vào nhà nghỉ mà chân đi không còn cảm giác. Lên đến phòng, cả lũ cùng cho chân vào chậu nước nóng cho có cảm giác. Vì đi đường xa nên mỗi chặng nghỉ giữa đường cũng không lâu lắm, tới nhà nghỉ ai cũng chỉ muốn lăn ra ngủ, lại thêm cái rét căm căm ở đấy nên thực tình chẳng ai muốn tắm. Thế nhưng không tắm cũng không xong vì đi cả ngày đường, mặt mũi, chân tay, quần áo bám một lớp đất đen sì. Khổ sở hơn vì trên ấy hay bị mất điện nên đi tắm cũng phải đúng giờ, nếu không may mất điện thì không có cả nước mà tắm”.
Chuyến đi ấy kết thúc, ngoài việc được thưởng thức cảnh đẹp, vượt qua những cung đường “dựng tóc gáy”, Lài còn mang trở về một món quà đặc biệt: một ba lô quần áo bẩn chật cứng.
“Cứ thử tưởng tượng, sau mỗi ngày đi, quần áo của bạn trở nên nặng nề và bẩn thỉu, rồi mỗi ngày bạn thay một bộ, số bộ cộng gộp trong 5 ngày ý sẽ “ngự” trên ba lô của bạn suốt chặng đường thì mới thấy mỗi chuyến đi đông vất vả đến mức nào” – Lài cho biết.
Mùa đông rét buốt cũng chính là thời điểm cho những chuyến phượt thiện nguyện, vừa đi du lịch bụi, vừa tặng được quần áo ấm, giầy dép chống rét cho người dân vùng cao. Thái Vinh (ĐH FPT) đang cùng nhóm bạn của mình thực hiện một chuyến phượt thiện nguyện dịp giáp Tết, đến Mai Châu (Hòa Bình) để mang áo ấm và quà Tết cho các em bé vùng cao có hoàn cảnh khó khăn. Sẻ chia một cái Tết an lành, ấm áp tình yêu thương với những hoàn cảnh khó khăn là điều mà những bạn trẻ trong nhóm của Vinh đang cùng nhau thực hiện.
Chuyến đi đó trời sẽ rét nhưng ai cũng hào hứng, không phải vì cái lạnh không “tấn công” được cơ thể họ mà vì trong lòng họ đang giữ một ngọn lửa của sự nhiệt tình, của những khát khao được sẻ chia không bao giờ tắt.
Đinh Thùy
Mùa phượt tử lên đường
Với những người đã đi phượt lâu năm, họ đều hiểu rằng thời điểm phượt đẹp nhất ở miền Bắc là khoảng tháng 9, tháng 10. Đi vào khoảng thời gian này, thời tiết đẹp, không quá nóng hoặc quá lạnh, lại thoải mái ngắm lúa chín, rồi tam giác mạch, hoa cải trắng, dã quỳ, trạng nguyên….
Còn với những bạn trẻ ưa thích trải nghiệm mới mẻ thì khoảng thời gian lên đường đẹp nhất để “gặm nhấm” mùa đông nơi núi rừng chính là từ tháng 11 trở đi. Nghe đến hai từ “phượt đông” chắc chắn có không ít người ái ngại vì nghĩ đến việc giữa trời lạnh giá ròng rã xe máy trên các con đường chênh vênh heo hút gió, rồi co ro trong cái lạnh lẽo, băng giá nơi núi rừng. Thế nhưng, thực tế, mùa đông luôn là mùa mời gọi các phượt tử trẻ tuổi lên đường.
Đoạn dốc tại Vườn quốc gia Ba Vì. |
Mỗi năm làm một chuyến phượt đông vào những lúc thời điểm hạ thấp nhất, Thành Trung cùng nhóm bạn đã đến được khá nhiều địa danh, tận hưởng được cái “rét ngọt” ở mỗi vùng mỗi khác. Năm nay, nhóm của Thành Trung dự định sẽ lên thăm lại Mộc Châu trước khi về quê ăn Tết.
Thành Trung chia sẻ kinh nghiệm phượt mùa đông: “Với mỗi địa điểm thì cũng cần những dụng cụ phụ trợ khác nhau song điều quan trọng nhất khi đi phượt đông là phải trang bị đầy đủ quần áo, khăn, găng tay, khẩu trang… để chống lại cái lạnh. Người đi phượt đông thường thích mang theo một bộ quần áo mưa, loại mà quần rời, áo rời để tiệc cho việc di chuyển, lại chống gió, chống rét rất hiệu quả”.
Trải nghiệm những khó khăn
Hồ Lài (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thì vẫn nhớ như in về chuyến phượt cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) vào dịp đông năm ngoái: “Dạo ấy mình đi liền 5 ngày. Đó là lần phượt đông đầu tiên của mình. Chuyến đi thú vị đó đã giúp mình biết tới cái cảm giác lạnh kinh người, buốt cứng hết tay chân. Cả đoàn phượt của mình xuống xe vào nhà nghỉ mà chân đi không còn cảm giác. Lên đến phòng, cả lũ cùng cho chân vào chậu nước nóng cho có cảm giác. Vì đi đường xa nên mỗi chặng nghỉ giữa đường cũng không lâu lắm, tới nhà nghỉ ai cũng chỉ muốn lăn ra ngủ, lại thêm cái rét căm căm ở đấy nên thực tình chẳng ai muốn tắm. Thế nhưng không tắm cũng không xong vì đi cả ngày đường, mặt mũi, chân tay, quần áo bám một lớp đất đen sì. Khổ sở hơn vì trên ấy hay bị mất điện nên đi tắm cũng phải đúng giờ, nếu không may mất điện thì không có cả nước mà tắm”.
Khung cảnh đồi chè Mộc Châu ngày đông. |
“Cứ thử tưởng tượng, sau mỗi ngày đi, quần áo của bạn trở nên nặng nề và bẩn thỉu, rồi mỗi ngày bạn thay một bộ, số bộ cộng gộp trong 5 ngày ý sẽ “ngự” trên ba lô của bạn suốt chặng đường thì mới thấy mỗi chuyến đi đông vất vả đến mức nào” – Lài cho biết.
Mùa đông rét buốt cũng chính là thời điểm cho những chuyến phượt thiện nguyện, vừa đi du lịch bụi, vừa tặng được quần áo ấm, giầy dép chống rét cho người dân vùng cao. Thái Vinh (ĐH FPT) đang cùng nhóm bạn của mình thực hiện một chuyến phượt thiện nguyện dịp giáp Tết, đến Mai Châu (Hòa Bình) để mang áo ấm và quà Tết cho các em bé vùng cao có hoàn cảnh khó khăn. Sẻ chia một cái Tết an lành, ấm áp tình yêu thương với những hoàn cảnh khó khăn là điều mà những bạn trẻ trong nhóm của Vinh đang cùng nhau thực hiện.
Chuyến đi đó trời sẽ rét nhưng ai cũng hào hứng, không phải vì cái lạnh không “tấn công” được cơ thể họ mà vì trong lòng họ đang giữ một ngọn lửa của sự nhiệt tình, của những khát khao được sẻ chia không bao giờ tắt.
Đinh Thùy