Sau khi cướp đi mạng sống của bốn người vô tội, sát nhân máu lạnh Nguyễn Công Dụng đã phải nhận mức án thích đáng: Tử hình. Thế nhưng, đằng sau đó vẫn còn bao nỗi đau, bao nỗi cơ cực đè nặng lên chồng, con của nạn nhân, cũng như chính vợ con kẻ phạm tội đã gây nên tội ác…
Tin bài cùng chuyên mục:
Cô sơn nữ và mối tình tội lỗi
Đàn bà mạnh hơn lốc dữ sông Đà
Chị Liên kể về những gì mình chứng kiến |
Khi niềm tin đặt không đúng chỗ
Cho đến tận bây giờ, chị Liên vẫn không thể tin được chồng mình có thể gây ra cái chuyện tày trời như thế. Bởi trong suy nghĩ của mình, chồng chị tuy hơi sao nhãng chuyện gia đình, trên bả vai xăm trổ hình đầu lâu xương chéo nhưng sẽ không bao giờ có “máu lạnh” được. Những cảm giác chồng chị vẫn quanh quẩn đâu đó nơi góc giường, bể nước, nhe hàm rằng cười khùng khục vẫn thường xuất hiện trong đầu chị. Để rồi khi nhận ra sự thật cay đắng, chị lại chỉ biết bưng mặt khóc nức nở. Mà cũng thật lạ, dù biết người chồng ấy đã từng lừa dối chị về quá khứ, phụ lại tình yêu của mình, thay lòng đổi dạ khi ngoại tình, bỏ bê chuyện gia đình và gây ra tội ác tày đình, đem đến khổ đau cho gia định nạn nhân cũng như mẹ con chị nhưng chị bảo không bao giờ hận hay trách móc anh ta.
Chị sinh ra trong gia đình gia giáo, bố làm hiệu trưởng ở trường cấp 3 huyện, các anh chị em đều thành đạt. Khi gặp Dụng, chị đã bị vẻ bề ngoài và cách nói chuyện hút hồn. Hai người yêu nhau với biết bao dự định cho tương lai, bởi Dụng “nổ” mình được là một công tử bột, bố làm giám đốc một công ty than Quảng Ninh nên gia đình rất có điều kiện. Nhưng khi về nhà chơi, Liên mới ngả ngửa vì sự thật ko phải thế. Dụng là người lông bông, bố chỉ là bảo vệ, và ngay cả những bộ quần áo, giày dép Dụng đang dùng vẫn chỉ là đồ… mượn. Sốc, nhưng Liên vẫn theo Dụng, mặc cho gia đình kịch liệt phản đối. Sinh ra trong gia đình gia giáo, nhưng khi yêu Dụng rồi, Liên đã không nghe lời khuyên của gia đình, từ người không bao giờ làm lụng, giờ quanh năm phải chân lấm tay bùn. Nhưng với Liên, đó là những ngày hạnh phúc nhất của đời mình.
Cuộc sống vùng quê nghèo khó, nên bên cạnh việc làm thủ quỹ tại một trường tiểu học, chị còn làm thêm mấy sào ruộng. Còn Dụng thì chỉ biết đi chơi tối ngày, lười lao động. Năm 1988, chị Liên sinh cho Dụng được cậu con trai kháu khỉnh tên Linh với bao niềm tin chồng sẽ quan tâm, chăm sóc đến gia đình hơn. Nhưng với bản tính lười lao động, chẳng mấy khi Dụng động vào công việc đồng áng, chỉ quanh quẩn buôn bán lặt vặt và đi làm thuê mỗi lúc ai cần. Cuộc sống khó khăn hơn khi năm 1996, chị sinh thêm bé Cúc.
“Vất vả bao nhiêu tôi cũng không quản, nhưng đau xót nhất là chồng tôi đã thay lòng đổi dạ. Đầu tiên khi mọi người bàn tán chuyện tình cảm vụng trộm giữa chòng tôi và Chi, tôi không tin vì gia đình tôi và nhà Chi có quan hệ anh em. Nhưng khi mọi chuyện đã rành rành thì tôi chỉ biết ngậm đắng nuốt cay mà thôi…”, chị Liên đưa tay lên gạt nước mắt.
Ngày định mệnh
Sáng ngày 23.6.2010, người dân khu 10, xã Bình Bộ hết sức bàng hoàng, đau xót khi chứng kiến cái chết của vợ chồng anh Nguyễn Công Chính (1963) – Hán Thị Chi (1965) và mẹ con chị Cao Thị Thơm (1974)- Ngô Đức Thịnh (1996) do Nguyễn Công Dụng gây ra.
“Biết chồng có tình ý với chị Chi nhưng tôi không bao giờ nói năng gì cả. Hôm ấy, tôi định khi gặp chồng sẽ nói cho anh hiểu, tu tỉnh để cùng vợ nuôi các con thành người. Nhưng khi thấy chồng tôi về với thái độ hậm hực chuyện gì đó, tôi lại không nói và chờ khi anh bớt giận sẽ nói. Một lúc sau anh lặng lẽ bỏ đi, được khoảng 15 phút, tôi nghe tiếng ồn ào, rồi thấy lửa cháy bên nhà vợ chồng anh Chính, chị Chi nhưng nghĩ chắc họ đang cãi nhau vặt nên tôi vào nhà ngồi. Chưa đầy tiếng sau, tôi choáng váng nghe “hung tin”, chồng tôi đâm chết 4 người…”, chị Liên thảng thốt nhớ lại.
Sau khi chuyện xẩy ra, bỏ qua nỗi đau của gia đình khi bị xã hội lên án, kỳ thị và sự sợ hãi có thể bị trả thì, chị đã tìm gặp người của nạn nhân để xin lỗi và chia buồn bởi chị biết họ đang phải gánh chịu nỗi đau nặng nề lắm. Nhưng mọi người trong gia đình chị cũng như người dân làng khuyên không nên sang lúc ấy, chị đành giam mình nhà trong nỗi dằn vặt lương tâm. Cho đến khi mọi chuyện đã êm xuôi, chị mới cùng anh em trong gia đình mình sang quỳ gối trước vong linh những nạn nhân và người thân của họ. Chị Liên nước mắt lưng ròng: “Cả đời tôi chưa bao giờ sống ác, phải xin lỗi ai, vậy mà vì chuyện của chồng, tôi phải muối mặt quỳ xin một đứa trẻ. Rất may là thân nhân của người bị nạn cũng hiểu biết và thông cảm cho mẹ con tôi. Nhưng, cũng không thể biết sau đây chuyện gì sẽ xẩy ra nữa, mấy mẹ con tôi giờ vẫn luôn nơm nớp lo sợ sẽ bị trả thù…”.
Nỗi đau còn lại
Ngay sau khi chồng gây ra tội ác, chị thương cho hoàn cảnh gia đình mình một thì xót xa cho gia đình nạn nhân mười. Chị khóc sụt sùi: Tôi luôn đặt mình vào hoàn cảnh gia đình người bị nạn, do đó tôi rất hiểu nỗi đau của họ khi chốc lát mấy người thân bị chết một cách đau đớn tức tưởi. Chồng mất vợ, con mất mẹ. Đặc biệt, hoàn cảnh cháu Tuấn và cháu Lan bỗng chốc mất cha mẹ, trở thành những đứa trẻ mồ côi. Trong khi đó, chúng đang tuổi ăn, tuổi lớn và học hành rất cần sự dạy bảo của bố mẹ.
Tôi biết, phải có lòng nhân hậu lắm chị mới gạt bỏ bi kịch của mình để đau với nỗi đau của người khác. Mấy ai có đủ dũng cảm để đối mặt với dị nghị của xã hội khi mang trên mình cái tiếng, chồng, cha mình là kẻ “sát nhân máu lạnh”. “anh Linh cháu đang học đại học phải nghỉ ở nhà để đi bán đĩa hát dạo vì mẹ cháu không có tiền cũng như anh ấy không chịu được trêu chọc: Bố mày là sát nhân. Cháu cũng phải nghỉ học cả tháng trời ở nhà vì không ai chịu chơi với cháu do: Bố mày đâm chết người, gia đình mày ác, chúng tao không chơi cùng mày đâu…”, Cúc ngồi bên góc giường khóc òa kể.
Chị Liên tiếp lời: Sau khi sự việc xẩy ra, ba mẹ con tôi lúc nào cũng đóng kín cửa, nằm bẹp trong nhà không buồn ăn uống, và không dám ra ngoài. Hai đứa con tôi đều phải nghỉ học vì không thể đối mặt với sự trêu chọc và dị nghị của bạn bè. Được tôi động viên, Cúc còn quay lại lớp, còn thằng Linh thì bỏ hẳn. Mà nói thật, nó có đi học thì tôi cũng chẳng có tiền. Thấy nó buồn chán, tôi cứ phải bảo nó đi chỗ này, đi chỗ kia cho khuây khỏa. Rất may có người quen cho mượn chiếc xe máy để nó đi dán điện thoại rong, trừ chi phí mỗi ngày nó chỉ được vài nghìn đồng, nhưng dù sao cũng còn hơn nó ở nhà dằn vặt bản thân. Tôi thì không sao, nhưng các con tôi cũng sắp đến tuổi xây dựng gia đình rồi, không biết có ai dám thông gia với “kẻ sát nhân máu lạnh” không?. Đau xót quá…
Chị Liên lo lắng bởi cho đến tận bây giờ gia đình chị vẫn luôn phải sống trong nỗi nơm nớp lo sợ bị trả thù. Chị rất sợ, những đứa trẻ của nhà nạn nhân sẽ làm những chuyện không hay đối với mẹ con chị. Nếu chuyện đó xẩy ra, sẽ không hay một chút nào, vì như thế sẽ càng làm nỗi đau thêm nặng nề, theo đó là mối thù truyền kiếp.
Vâng, chỉ vì một chút không làm chủ được bản thân, Nguyễn Công Dung (sát thủ máu lạnh) đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình. Nhưng kéo theo đó là nỗi đau của biết bao con người, trong đó có cả những người thân nhất của hắn. Hắn có nghĩ rằng, khi gây ra tội ác thì không phải chỉ mình hắn phải chịu tội hay không?. Mong rằng đó là những bài học cho những người có chút lương tri, trước khi có ý định làm chuyện xấu, gây tội ác sẽ nghĩ lại. Bởi, bên cạnh mình còn nhiều người phải chịu hậu quả do tội ác của mình gây ra. Đó không chỉ là nạn nhân, gia đình nạn nhân mà ngay cả bản thân mình, bố mẹ, vợ con, anh em cũng phải gánh chịu những đau thương mất mát không dễ gì bù đắp được…
Cho đến tận bây giờ, chị Liên vẫn không thể tin được chồng mình có thể gây ra cái chuyện tày trời như thế. Bởi trong suy nghĩ của mình, chồng chị tuy hơi sao nhãng chuyện gia đình, trên bả vai xăm trổ hình đầu lâu xương chéo nhưng sẽ không bao giờ có “máu lạnh” được. Những cảm giác chồng chị vẫn quanh quẩn đâu đó nơi góc giường, bể nước, nhe hàm rằng cười khùng khục vẫn thường xuất hiện trong đầu chị. Để rồi khi nhận ra sự thật cay đắng, chị lại chỉ biết bưng mặt khóc nức nở. Mà cũng thật lạ, dù biết người chồng ấy đã từng lừa dối chị về quá khứ, phụ lại tình yêu của mình, thay lòng đổi dạ khi ngoại tình, bỏ bê chuyện gia đình và gây ra tội ác tày đình, đem đến khổ đau cho gia định nạn nhân cũng như mẹ con chị nhưng chị bảo không bao giờ hận hay trách móc anh ta.
Chị sinh ra trong gia đình gia giáo, bố làm hiệu trưởng ở trường cấp 3 huyện, các anh chị em đều thành đạt. Khi gặp Dụng, chị đã bị vẻ bề ngoài và cách nói chuyện hút hồn. Hai người yêu nhau với biết bao dự định cho tương lai, bởi Dụng “nổ” mình được là một công tử bột, bố làm giám đốc một công ty than Quảng Ninh nên gia đình rất có điều kiện. Nhưng khi về nhà chơi, Liên mới ngả ngửa vì sự thật ko phải thế. Dụng là người lông bông, bố chỉ là bảo vệ, và ngay cả những bộ quần áo, giày dép Dụng đang dùng vẫn chỉ là đồ… mượn. Sốc, nhưng Liên vẫn theo Dụng, mặc cho gia đình kịch liệt phản đối. Sinh ra trong gia đình gia giáo, nhưng khi yêu Dụng rồi, Liên đã không nghe lời khuyên của gia đình, từ người không bao giờ làm lụng, giờ quanh năm phải chân lấm tay bùn. Nhưng với Liên, đó là những ngày hạnh phúc nhất của đời mình.
Cuộc sống vùng quê nghèo khó, nên bên cạnh việc làm thủ quỹ tại một trường tiểu học, chị còn làm thêm mấy sào ruộng. Còn Dụng thì chỉ biết đi chơi tối ngày, lười lao động. Năm 1988, chị Liên sinh cho Dụng được cậu con trai kháu khỉnh tên Linh với bao niềm tin chồng sẽ quan tâm, chăm sóc đến gia đình hơn. Nhưng với bản tính lười lao động, chẳng mấy khi Dụng động vào công việc đồng áng, chỉ quanh quẩn buôn bán lặt vặt và đi làm thuê mỗi lúc ai cần. Cuộc sống khó khăn hơn khi năm 1996, chị sinh thêm bé Cúc.
“Vất vả bao nhiêu tôi cũng không quản, nhưng đau xót nhất là chồng tôi đã thay lòng đổi dạ. Đầu tiên khi mọi người bàn tán chuyện tình cảm vụng trộm giữa chòng tôi và Chi, tôi không tin vì gia đình tôi và nhà Chi có quan hệ anh em. Nhưng khi mọi chuyện đã rành rành thì tôi chỉ biết ngậm đắng nuốt cay mà thôi…”, chị Liên đưa tay lên gạt nước mắt.
Ngày định mệnh
Sáng ngày 23.6.2010, người dân khu 10, xã Bình Bộ hết sức bàng hoàng, đau xót khi chứng kiến cái chết của vợ chồng anh Nguyễn Công Chính (1963) – Hán Thị Chi (1965) và mẹ con chị Cao Thị Thơm (1974)- Ngô Đức Thịnh (1996) do Nguyễn Công Dụng gây ra.
“Biết chồng có tình ý với chị Chi nhưng tôi không bao giờ nói năng gì cả. Hôm ấy, tôi định khi gặp chồng sẽ nói cho anh hiểu, tu tỉnh để cùng vợ nuôi các con thành người. Nhưng khi thấy chồng tôi về với thái độ hậm hực chuyện gì đó, tôi lại không nói và chờ khi anh bớt giận sẽ nói. Một lúc sau anh lặng lẽ bỏ đi, được khoảng 15 phút, tôi nghe tiếng ồn ào, rồi thấy lửa cháy bên nhà vợ chồng anh Chính, chị Chi nhưng nghĩ chắc họ đang cãi nhau vặt nên tôi vào nhà ngồi. Chưa đầy tiếng sau, tôi choáng váng nghe “hung tin”, chồng tôi đâm chết 4 người…”, chị Liên thảng thốt nhớ lại.
Sau khi chuyện xẩy ra, bỏ qua nỗi đau của gia đình khi bị xã hội lên án, kỳ thị và sự sợ hãi có thể bị trả thì, chị đã tìm gặp người của nạn nhân để xin lỗi và chia buồn bởi chị biết họ đang phải gánh chịu nỗi đau nặng nề lắm. Nhưng mọi người trong gia đình chị cũng như người dân làng khuyên không nên sang lúc ấy, chị đành giam mình nhà trong nỗi dằn vặt lương tâm. Cho đến khi mọi chuyện đã êm xuôi, chị mới cùng anh em trong gia đình mình sang quỳ gối trước vong linh những nạn nhân và người thân của họ. Chị Liên nước mắt lưng ròng: “Cả đời tôi chưa bao giờ sống ác, phải xin lỗi ai, vậy mà vì chuyện của chồng, tôi phải muối mặt quỳ xin một đứa trẻ. Rất may là thân nhân của người bị nạn cũng hiểu biết và thông cảm cho mẹ con tôi. Nhưng, cũng không thể biết sau đây chuyện gì sẽ xẩy ra nữa, mấy mẹ con tôi giờ vẫn luôn nơm nớp lo sợ sẽ bị trả thù…”.
Nỗi đau còn lại
Ngay sau khi chồng gây ra tội ác, chị thương cho hoàn cảnh gia đình mình một thì xót xa cho gia đình nạn nhân mười. Chị khóc sụt sùi: Tôi luôn đặt mình vào hoàn cảnh gia đình người bị nạn, do đó tôi rất hiểu nỗi đau của họ khi chốc lát mấy người thân bị chết một cách đau đớn tức tưởi. Chồng mất vợ, con mất mẹ. Đặc biệt, hoàn cảnh cháu Tuấn và cháu Lan bỗng chốc mất cha mẹ, trở thành những đứa trẻ mồ côi. Trong khi đó, chúng đang tuổi ăn, tuổi lớn và học hành rất cần sự dạy bảo của bố mẹ.
Tôi biết, phải có lòng nhân hậu lắm chị mới gạt bỏ bi kịch của mình để đau với nỗi đau của người khác. Mấy ai có đủ dũng cảm để đối mặt với dị nghị của xã hội khi mang trên mình cái tiếng, chồng, cha mình là kẻ “sát nhân máu lạnh”. “anh Linh cháu đang học đại học phải nghỉ ở nhà để đi bán đĩa hát dạo vì mẹ cháu không có tiền cũng như anh ấy không chịu được trêu chọc: Bố mày là sát nhân. Cháu cũng phải nghỉ học cả tháng trời ở nhà vì không ai chịu chơi với cháu do: Bố mày đâm chết người, gia đình mày ác, chúng tao không chơi cùng mày đâu…”, Cúc ngồi bên góc giường khóc òa kể.
Chị Liên tiếp lời: Sau khi sự việc xẩy ra, ba mẹ con tôi lúc nào cũng đóng kín cửa, nằm bẹp trong nhà không buồn ăn uống, và không dám ra ngoài. Hai đứa con tôi đều phải nghỉ học vì không thể đối mặt với sự trêu chọc và dị nghị của bạn bè. Được tôi động viên, Cúc còn quay lại lớp, còn thằng Linh thì bỏ hẳn. Mà nói thật, nó có đi học thì tôi cũng chẳng có tiền. Thấy nó buồn chán, tôi cứ phải bảo nó đi chỗ này, đi chỗ kia cho khuây khỏa. Rất may có người quen cho mượn chiếc xe máy để nó đi dán điện thoại rong, trừ chi phí mỗi ngày nó chỉ được vài nghìn đồng, nhưng dù sao cũng còn hơn nó ở nhà dằn vặt bản thân. Tôi thì không sao, nhưng các con tôi cũng sắp đến tuổi xây dựng gia đình rồi, không biết có ai dám thông gia với “kẻ sát nhân máu lạnh” không?. Đau xót quá…
Chị Liên lo lắng bởi cho đến tận bây giờ gia đình chị vẫn luôn phải sống trong nỗi nơm nớp lo sợ bị trả thù. Chị rất sợ, những đứa trẻ của nhà nạn nhân sẽ làm những chuyện không hay đối với mẹ con chị. Nếu chuyện đó xẩy ra, sẽ không hay một chút nào, vì như thế sẽ càng làm nỗi đau thêm nặng nề, theo đó là mối thù truyền kiếp.
Vâng, chỉ vì một chút không làm chủ được bản thân, Nguyễn Công Dung (sát thủ máu lạnh) đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình. Nhưng kéo theo đó là nỗi đau của biết bao con người, trong đó có cả những người thân nhất của hắn. Hắn có nghĩ rằng, khi gây ra tội ác thì không phải chỉ mình hắn phải chịu tội hay không?. Mong rằng đó là những bài học cho những người có chút lương tri, trước khi có ý định làm chuyện xấu, gây tội ác sẽ nghĩ lại. Bởi, bên cạnh mình còn nhiều người phải chịu hậu quả do tội ác của mình gây ra. Đó không chỉ là nạn nhân, gia đình nạn nhân mà ngay cả bản thân mình, bố mẹ, vợ con, anh em cũng phải gánh chịu những đau thương mất mát không dễ gì bù đắp được…
- Theo Ngô Hùng (báo Gia đình Việt Nam)