Hình minh họa. Nguồn ảnh: dippinslash |
Trong nhiều thập kỷ, thị trấn Manzhouli của Trung Quốc nằm cheo leo, heo hút ở vùng biên giới với nước Nga chìm trong băng giá ở góc lạnh lẽo nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh. Khi mà sự phân ly về mặt hệ tư tưởng giữa hai người khổng lồ vào mâu thuẫn toàn diện – các cuộc va chạm đổ máu trên khắp dải biên giới dài 4.300 km vào năm 1969, sự liên hệ giữa những người dân nghèo ở Manzhouli với người hàng xóm Nga cũng thưa thớt dần. Chỉ có vài vụ giao thương nhỏ giọt giữa hai nhà nước thông qua đường biên giới kiên cố này, buộc người dân Manzhouli phải sống dựa vào nghề khai thác than ở địa phương.
Nhưng ngày nay, Manzhouli là một chứng cứ rõ ràng cho sự thịnh vượng có thể được tạo dựng nên từ việc kết nối các nền kinh tế lớn đang nổi của thế giới. Khi các mối quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh được “hâm nóng” lên sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, biên giới giữa hai bên được mở ra, các doanh nhân tư nhân đã tham gia vào việc xuất nhập khẩu, và tài sản của hai cộng đồng cũng được hòa lẫn vào nhau.
Thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã đạt 55 tỉ USD vào năm 2010, cao gấp bảy lần so với năm 2000. Gỗ và dầu được chuyển vào Trung Quốc nhằm giảm bớt cơn khát năng lượng, trong khi các nhà máy của Trung Quốc thì nhộn nhịp vận chuyển máy móc, sợi và các sản phẩm gia công khác trở lại nước Nga. Tại trung tâm của Manzhouli, các du khách Nga săn lùng các đôi bốt và áo khoác mùa đông giá rẻ ở Trung Quốc bày bán trong các gian hàng shopping mái vòm, nơi mà các chữ cái đều là chữ Cyrillic và các cuộc mặc cả đều nói bằng tiếng Nga.
Với lợi nhuận thu về như vậy, Manzhouli đã trở thành thỏi nam châm thu hút tinh thần doanh nhân và sự háo hức của Trung Quốc đối với khu vực phía bắc. Dân số của thị trấn đã đạt 300.000 người, tăng 15 lần kể từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc.
“Trước đó không hề có hoạt động thương mại tại đây, nhưng giờ thì nó bùng nổ và chất lượng đời sống của người dân được cải thiện” - Li Yongsheng, một nhà quản lý tại Khu vực Hợp tác Kinh tế Biên giới Li Yongsheng cho biết. Chính phủ Trung Quốc đã thành lập một công viên công nghiệp nhằm thúc đẩy thương mại với Nga. “Những mối hiềm khích cũ hầu như đã xóa bỏ”.
Câu chuyện về thành công của Manzhouli đang được tạo dựng khắp nơi trên khắp thế giới đang nổi. Các dòng hàng hóa, nhân lực và vốn giữa các nền kinh tế đang phát triển đang trở thành một nguồn lực xuất khẩu, công ăn việc làm, tăng trưởng tài chính và kinh tế ngày một lớn cho những quốc gia đầy triển vọng này. Xu hướng này – một chiều hướng khác với các dòng thương mại và đầu tư do nhu cầu tiêu dùng của phương Tây thống lĩnh - có thể tái định hình nền kinh tế thế giới.
Các quan hệ kinh tế thắt chặt trong thế giới đang nổi có thể mang lại sự thúc đẩy vô cùng quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tìm kiếm một lối thoát khỏi Đại suy thoái – vốn là mối lo ngại hàng đầu của hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương vào tháng này tại Hawaii.
Những kết nối ngày càng tăng này đang định hướng lại mẫu hình đầu tư, thương mại và nhập cư, thay đổi vai trò của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu, lôi kéo các liên minh chính trị xích gần nhau hơn và châm ngòi cho các cuộc ganh đua địa chính trị mới. Và chúng ta mới chỉ đang ở bước sơ khai của giai đoạn thay đổi lịch sử này.
Stepen King – kinh tế gia trưởng của HSBC chỉ ra rằng thương mại và dòng vốn giữa các khu vực đang nổi của thế giới – châu Á, châu Phi và Trung Đông, Mỹ Latinh – có thể tăng gấp 10 lần trong 40 năm tới đây. Ông gọi những kết nối mới này là “con đường Tơ lụa châu Á phiên bản thế kỷ 21”, và rằng đó là để “thiết lập nên cuộc cách mạng hóa nền kinh tế toàn cầu”.
Những dấu hiệu này có khắp mọi nơi. Trung Quốc (chứ không phải Mỹ) đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, với trao đổi giữa hai quốc gia đã tăng lên 28 land trong thập kỷ qua, đạt mức 62 tỉ USD vào năm 2010. Khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thăm New Delhi vào tháng 12 năm ngoái, hai bên đã ký kết các thỏa thuận thương mại và tài chính trị giá 16 tỉ USD; còn khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Ấn Độ một tháng trước đó, hợp đồng giữa hai bên chỉ đạt 10 tỉ USD.
Ấn Độ và Brazil đã xuất khẩu vào các thị trường đang nổi nhiều hơn là so với thế giới các quốc gia đã phát triển. Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Brazil, thách thức sự thống trị lâu đời của Mỹ tại khu vực Mỹ La-tinh, trong khi một vụ đầu tư 3,1 tỉ USD của công ty dầu lửa Trung Quốc CNOOC vào hãng năng lượng Bridas của Argentina là vụ thu mua lớn nhất tại Argentina vào năm 2010. Năm ngoái, hãng Rusal của Nga (nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới) đã quyết định khởi động đề xuất công ban đầu của họ không phải ở London hay New York, mà là ở Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, và trở thành hãng đầu tiên của Nga làm như vậy.
Thu Lượng (theo Time)
---------
Phần 2: Trật tự thương mại thế giới mới
Nhưng ngày nay, Manzhouli là một chứng cứ rõ ràng cho sự thịnh vượng có thể được tạo dựng nên từ việc kết nối các nền kinh tế lớn đang nổi của thế giới. Khi các mối quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh được “hâm nóng” lên sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, biên giới giữa hai bên được mở ra, các doanh nhân tư nhân đã tham gia vào việc xuất nhập khẩu, và tài sản của hai cộng đồng cũng được hòa lẫn vào nhau.
Thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã đạt 55 tỉ USD vào năm 2010, cao gấp bảy lần so với năm 2000. Gỗ và dầu được chuyển vào Trung Quốc nhằm giảm bớt cơn khát năng lượng, trong khi các nhà máy của Trung Quốc thì nhộn nhịp vận chuyển máy móc, sợi và các sản phẩm gia công khác trở lại nước Nga. Tại trung tâm của Manzhouli, các du khách Nga săn lùng các đôi bốt và áo khoác mùa đông giá rẻ ở Trung Quốc bày bán trong các gian hàng shopping mái vòm, nơi mà các chữ cái đều là chữ Cyrillic và các cuộc mặc cả đều nói bằng tiếng Nga.
Với lợi nhuận thu về như vậy, Manzhouli đã trở thành thỏi nam châm thu hút tinh thần doanh nhân và sự háo hức của Trung Quốc đối với khu vực phía bắc. Dân số của thị trấn đã đạt 300.000 người, tăng 15 lần kể từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc.
“Trước đó không hề có hoạt động thương mại tại đây, nhưng giờ thì nó bùng nổ và chất lượng đời sống của người dân được cải thiện” - Li Yongsheng, một nhà quản lý tại Khu vực Hợp tác Kinh tế Biên giới Li Yongsheng cho biết. Chính phủ Trung Quốc đã thành lập một công viên công nghiệp nhằm thúc đẩy thương mại với Nga. “Những mối hiềm khích cũ hầu như đã xóa bỏ”.
Câu chuyện về thành công của Manzhouli đang được tạo dựng khắp nơi trên khắp thế giới đang nổi. Các dòng hàng hóa, nhân lực và vốn giữa các nền kinh tế đang phát triển đang trở thành một nguồn lực xuất khẩu, công ăn việc làm, tăng trưởng tài chính và kinh tế ngày một lớn cho những quốc gia đầy triển vọng này. Xu hướng này – một chiều hướng khác với các dòng thương mại và đầu tư do nhu cầu tiêu dùng của phương Tây thống lĩnh - có thể tái định hình nền kinh tế thế giới.
Các quan hệ kinh tế thắt chặt trong thế giới đang nổi có thể mang lại sự thúc đẩy vô cùng quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tìm kiếm một lối thoát khỏi Đại suy thoái – vốn là mối lo ngại hàng đầu của hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương vào tháng này tại Hawaii.
Những kết nối ngày càng tăng này đang định hướng lại mẫu hình đầu tư, thương mại và nhập cư, thay đổi vai trò của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu, lôi kéo các liên minh chính trị xích gần nhau hơn và châm ngòi cho các cuộc ganh đua địa chính trị mới. Và chúng ta mới chỉ đang ở bước sơ khai của giai đoạn thay đổi lịch sử này.
Stepen King – kinh tế gia trưởng của HSBC chỉ ra rằng thương mại và dòng vốn giữa các khu vực đang nổi của thế giới – châu Á, châu Phi và Trung Đông, Mỹ Latinh – có thể tăng gấp 10 lần trong 40 năm tới đây. Ông gọi những kết nối mới này là “con đường Tơ lụa châu Á phiên bản thế kỷ 21”, và rằng đó là để “thiết lập nên cuộc cách mạng hóa nền kinh tế toàn cầu”.
Những dấu hiệu này có khắp mọi nơi. Trung Quốc (chứ không phải Mỹ) đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, với trao đổi giữa hai quốc gia đã tăng lên 28 land trong thập kỷ qua, đạt mức 62 tỉ USD vào năm 2010. Khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thăm New Delhi vào tháng 12 năm ngoái, hai bên đã ký kết các thỏa thuận thương mại và tài chính trị giá 16 tỉ USD; còn khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Ấn Độ một tháng trước đó, hợp đồng giữa hai bên chỉ đạt 10 tỉ USD.
Ấn Độ và Brazil đã xuất khẩu vào các thị trường đang nổi nhiều hơn là so với thế giới các quốc gia đã phát triển. Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Brazil, thách thức sự thống trị lâu đời của Mỹ tại khu vực Mỹ La-tinh, trong khi một vụ đầu tư 3,1 tỉ USD của công ty dầu lửa Trung Quốc CNOOC vào hãng năng lượng Bridas của Argentina là vụ thu mua lớn nhất tại Argentina vào năm 2010. Năm ngoái, hãng Rusal của Nga (nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới) đã quyết định khởi động đề xuất công ban đầu của họ không phải ở London hay New York, mà là ở Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, và trở thành hãng đầu tiên của Nga làm như vậy.
Thu Lượng (theo Time)
---------
Phần 2: Trật tự thương mại thế giới mới