- Hàng trăm hộ dân sống dọc các con sông Túy Loan (thành phố Đà Nẵng) đang
đứng trước nguy cơ không có nhà ở bởi cứ sau một trận mưa lớn là từng phần
ngôi nhà cứ lần lượt trôi sông.
Bỏ chạy lúc nửa đêm
Đã 4 ngày trôi qua sau trận mưa lớn vào rạng sáng ngày 16/10 nhưng trên khuôn mặt bà Trần Thị Nhu (71 tuổi, trú thôn Bồ Bản 1, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) vẫn chưa hết bàng hoàng. Chỉ cần một chút chậm trễ thì giờ đây số phận của vợ chồng bà cùng 5 người con cháu giờ đã như những viên gạch xây nhà đang nằm dưới lòng sông Túy Loan.
Theo lời bà Nhu, vào khoảng 3 giờ sáng ngày 16/10, khi mọi người đang yên
giấc thì bên ngoài trời vẫn mưa mỗi lúc một lớn. Rồi cả nhà bỗng giật mình
thức giấc khi nghe tiếng đất đá đổ ầm ầm xuống sông. Biết có chuyện chẳng
lành nên cả nhà vội vàng chạy ra khỏi nhà. Vừa lúc đó thì hàng trăm mét khối
đất đá, các công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp... đều lần lượt
trôi tuột xuống sông Túy Loan.
“Khi nghe thấy tiếng đất đổ ầm ầm, tôi cùng mấy đứa con liền bỏ chạy để lo cái thân trước nên không kịp thu dọn gì. Mấy con lợn mới nuôi và đàn gà không kịp mang theo đã trôi tuột xuống sông rồi”, bà Nhu cho biết thêm.
Theo nhiều người dân thôn Bồ Bản 1, vào thời điểm đó, ngoài gia đình bà Nhu còn có hàng chục gia đình khác sống dọc sông Túy Loan phải bỏ chạy trong đêm. Mọi người kéo nhau lên xin tá túc tại ngôi chùa Hưng Quang gần đó, đợi đến khi nước rút mới dám về nhà. Không những vậy, tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục diễn ra vào 2 ngày sau đó tại các thôn Túy Loan Đông, Túy Loan 1.
“Giờ đây dù trời đã hết mưa nhưng gia đình tôi đều cảm thấy bất an khi sống trong những ngôi nhà sát mép sông thế này. Cứ mỗi lần lượng nước dưới sông dâng lên là nó lại cuốn thêm bao nhiêu đất đá, nhà cửa”, anh Nguyễn Thiết (trú thôn Bồ Bản 1), lo lắng.
Sau đợt mưa kéo dài vừa qua, tình trạng sạt lở xảy ra tại nhiều điểm trên
địa bàn Đà Nẵng. Ngoài các khu vực ven sông Túy Loan, các con đường liên
thôn tại thôn Đông Sơn (xã Hòa Ninh), đất đồi tại xã Hòa Sơn (huyện Hòa
Vang) cũng bị tác động, ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân.
Đi không được, ở không xong
Theo người dân phản ánh, tình trạng sạt lở tại các điểm ven sông Túy Loan đã tồn tại nhiều năm nay. Trước đó, vào tháng 11/2009, hơn 20 hộ dân tại thôn Bồ Bản 1 cũng đã một phen hú hồn khi từng bức tường nhà liên tiếp đổ ầm xuống sông. Tình trạng này không chỉ đe dọa tính mạng mà còn ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân nơi đây.
Chị Nguyễn Thị Hữu (thôn Bồ Bản 1) cho biết, việc sạt lở đất ở ven sông Túy Loan đã “nuốt” của gia đình chị hơn 100 m2 đất. Chỉ tay ra dòng sông, chỗ cách bờ gần 10 mét, chị Hữu xót xa cho biết đó là phần đất của nhà mình trước đây nhưng giờ lại là một lòng sông sâu hút. “Ngay bụi chuối tôi trồng mới đây, sau đợt lũ vừa rồi nó cũng nằm ra ngoài sông rồi”, chị Hữu cho biết thêm.
Những người dân sinh sống lâu đời ở hai bên sông Túy Loan cho biết, việc sạt
lở tại đây xuất phát từ việc thay đổi khai thác cát ở khu vực thượng nguồn
đã làm thay đổi dòng chảy. Điều này khiến cho tình trạng sông “ăn” đất vẫn
diễn ra thường xuyên kể cả mùa khô. Tuy nhiên, khi bước vào mùa mưa, lượng
nước thượng nguồn đổ về nhiều đã khiến việc sạt lở diễn ra càng dữ dội hơn.
Theo ông Lâm Tiến Sĩ, Chủ tịch UBND xã Hòa Phong, chính quyền địa phương đã báo cáo tình hình này lên cấp trên từ nhiều năm trước. Theo đó, mức đền bù, hỗ trợ cho mỗi hộ dân bị ảnh hưởng tại đây là 20 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền ít ỏi này không thể giúp người dân xây dựng cơ sở hạ tầng tại nơi ở mới được. Đó là lí do khiến hàng chục hộ dân nơi đây vẫn liều mình sống bên miệng hà bá.
Ông Đặng Phú Hành, Phó chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho
biết, trước tình hình sạt lở đang xảy ra mỗi lúc một nghiêm trọng như hiện
nay, huyện đã vận động nhân dân đến nơi an toàn và đang xin chủ trương của
thành phố để bố trí tái định cư.
Bỏ chạy lúc nửa đêm
Đã 4 ngày trôi qua sau trận mưa lớn vào rạng sáng ngày 16/10 nhưng trên khuôn mặt bà Trần Thị Nhu (71 tuổi, trú thôn Bồ Bản 1, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) vẫn chưa hết bàng hoàng. Chỉ cần một chút chậm trễ thì giờ đây số phận của vợ chồng bà cùng 5 người con cháu giờ đã như những viên gạch xây nhà đang nằm dưới lòng sông Túy Loan.
Chỉ sau một đêm, nhiều ngôi nhà và các tài sản có giá trị khác đã bị trôi tuột xuống sông |
“Khi nghe thấy tiếng đất đổ ầm ầm, tôi cùng mấy đứa con liền bỏ chạy để lo cái thân trước nên không kịp thu dọn gì. Mấy con lợn mới nuôi và đàn gà không kịp mang theo đã trôi tuột xuống sông rồi”, bà Nhu cho biết thêm.
Theo nhiều người dân thôn Bồ Bản 1, vào thời điểm đó, ngoài gia đình bà Nhu còn có hàng chục gia đình khác sống dọc sông Túy Loan phải bỏ chạy trong đêm. Mọi người kéo nhau lên xin tá túc tại ngôi chùa Hưng Quang gần đó, đợi đến khi nước rút mới dám về nhà. Không những vậy, tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục diễn ra vào 2 ngày sau đó tại các thôn Túy Loan Đông, Túy Loan 1.
“Giờ đây dù trời đã hết mưa nhưng gia đình tôi đều cảm thấy bất an khi sống trong những ngôi nhà sát mép sông thế này. Cứ mỗi lần lượng nước dưới sông dâng lên là nó lại cuốn thêm bao nhiêu đất đá, nhà cửa”, anh Nguyễn Thiết (trú thôn Bồ Bản 1), lo lắng.
Vườn chuối “giữa sông” chỉ sau một trận mưa lớn. |
Bà Trần Thị Nhu bên căn nhà bị trôi gần hết. |
Đi không được, ở không xong
Theo người dân phản ánh, tình trạng sạt lở tại các điểm ven sông Túy Loan đã tồn tại nhiều năm nay. Trước đó, vào tháng 11/2009, hơn 20 hộ dân tại thôn Bồ Bản 1 cũng đã một phen hú hồn khi từng bức tường nhà liên tiếp đổ ầm xuống sông. Tình trạng này không chỉ đe dọa tính mạng mà còn ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân nơi đây.
Chị Nguyễn Thị Hữu (thôn Bồ Bản 1) cho biết, việc sạt lở đất ở ven sông Túy Loan đã “nuốt” của gia đình chị hơn 100 m2 đất. Chỉ tay ra dòng sông, chỗ cách bờ gần 10 mét, chị Hữu xót xa cho biết đó là phần đất của nhà mình trước đây nhưng giờ lại là một lòng sông sâu hút. “Ngay bụi chuối tôi trồng mới đây, sau đợt lũ vừa rồi nó cũng nằm ra ngoài sông rồi”, chị Hữu cho biết thêm.
Sạt lở đất khiến bức tường giữa hai căn nhà nứt ra một đoạn khá rộng. |
Sạt lở tại đường liên thôn xã Hòa Ninh. |
Theo ông Lâm Tiến Sĩ, Chủ tịch UBND xã Hòa Phong, chính quyền địa phương đã báo cáo tình hình này lên cấp trên từ nhiều năm trước. Theo đó, mức đền bù, hỗ trợ cho mỗi hộ dân bị ảnh hưởng tại đây là 20 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền ít ỏi này không thể giúp người dân xây dựng cơ sở hạ tầng tại nơi ở mới được. Đó là lí do khiến hàng chục hộ dân nơi đây vẫn liều mình sống bên miệng hà bá.
Những cái “bẫy” chờ người đi đường. |
Ông Hành cũng thừa nhận số tiền 20 triệu đồng là quá ít để giúp đỡ người dân đến sinh sống tại nơi ở mới. “Trước mắt chúng tôi sẽ xin tiền hỗ trợ thuê nhà hàng tháng cho các hộ dân này để họ chuyển đến sống những nơi an toàn. Tuần sau phòng nông nghiệp của huyện, lãnh đạo địa phương sẽ tiến hành khảo sát ngay các hộ dân bị uy hiếp, sau đó lên danh sách và di chuyển”, ông Hành nói.
Ngoài ra, theo ông Hành, hiện UBND huyện Hòa Vang cũng đã xin thành phố
Đà Nẵng chủ trương cho tiếp tục làm bờ kè tại các đoạn có nguy cơ sạt lở
cao, ảnh hưởng đến người dân tại sông Túy Loan.
Phan Chung