Việc dọn dẹp hậu quả của vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima sẽ mất thêm hàng thập kỷ nữa với sự hỗ trợ của robot.
Thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011 là sự cố tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Đây cũng là nơi cho thấy công nghệ đóng vai trò không thể thay thế được trong công tác khắc phục hậu quả. Phóng viên James Martin của CNET đã có chuyến đi đặc biệt đến nơi này và ghi nhận những hình ảnh vô cùng hiếm hoi.
Trạm kiểm soát vòng ngoài khu vực với bảo vệ đứng gác, nơi đây là một khu làng đã bị bỏ hoang sau thảm họa.
Trái ngược với sự vắng vẻ bên ngoài, trong khu vực khắc phục sự cố nhà máy luôn bận rộn, hối hả. Hàng nghìn công nhân đang thực hiện công việc dọn dẹp mỗi ngày. Có thể họ sẽ gắn bó cả cuộc đời mình với nơi đây.
Dự kiến công việc làm sạch vùng đất rộng 3,5 triệu mét vuông này phải trải qua hàng thập kỷ với nhiều quy trình xử lý chuyên sâu. Thời gian khắc phục lâu đến nỗi công ty Tepco, đơn vị sở hữu Fukushima Daiichi và chính phủ Nhật Bản đã chuẩn bị tạo ra một thế hệ robot mới tham gia vào công tác dọn dẹp sự cố.
Từ căn phòng điểu khiển cách đó 350 mét, các kỹ thuật viên sử dụng camera và robot điều khiển từ xa để thăm dò bên trong lò phản ứng số 2. Gần 20 người đàn ông chăm chú vào màn hình máy tính, không gian yên tĩnh nhưng đầy vẻ căng thẳng.
Không khí tại khu vực nằm giữa lò phản ứng số 2 và số 3 có chỉ số phóng xạ đến 332 microSievert/giờ, có thể gây ra bồn nôn, xuất huyết khi tiếp xúc trực tiếp.
Các công nhân Tepco cúi khom người bên trong không gian chật chội của khu vực chứa lò phản ứng số 5. Lò phản ứng này đã không hoạt động vào thời điểm xảy ra sự cố, may mắn tránh được rò rỉ như các bộ phận khác.
Khu vực xung quanh nhà máy Fukushima Daiichi từng là những vùng đất xanh tươi. Sau thảm họa 2011, hầu hết bề mặt được lát bê tông nhằm hạn chế ô nhiễm đất. Trong khung cảnh như ngày tận thế, vẫn có một vài nơi cỏ mọc len lõi qua lớp bê tông nứt và dọc theo các con đường.
Các kỹ sư đang phát triển robot cho nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm bên trong lò phản ứng, nơi con người không thể tiếp cận vì hàm lượng phóng xạ quá cao, có thể gây chết người trong vòng vài phút.
Xe buýt chở phóng viên CNET vòng quanh khu vực bên trong nhà máy Fukushima Daiichi. Những con đường quanh co phức tạp nhuốm màu xám xịt và không có sự sống, thế giới này dường như chỉ tồn tại trong các trò chơi trên máy tính.
Khung cảnh tuyệt đẹp nhìn từ đỉnh lò phản ứng số 3. Phía xa là Thái Bình Dương rộng lớn kéo dài đến đường chân trời.
Bức xạ bên trong lò phản ứng số 1 vẫn ở mức 4,1 đến 9,7 Sievert/giờ. Chỉ hai năm trước, nồng độ phóng xạ nơi đây và lò phản ứng số 2 còn ở mức "không thể tưởng tượng được" 530 Sievert/giờ.
Một con robot mạ crom được treo trên khung thép, phần lớn bị phủ bởi tấm bạt màu hồng. Nó được trang bị bộ phận để cắt nhỏ và lấy các thanh nhiên liệu ra khỏi bể nước làm mát sâu khoảng 12 mét bên trong lò phản ứng.
Để phát triển robot thế hệ kế tiếp tham gia khắc phục thảm họa Fukushima Daiichi, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm robot dưới nước tại Trung tâm công nghệ điều khiển từ xa Naraha ở gần đó. Cơ sở này do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản lập ra để các công ty, nhà nghiên cứu thử nghiệm các thiết kế máy móc làm việc tại cơ sở hạt nhân.
Một robot khác đang được thử nghiệm vượt qua các vật cản có thể gặp phải khi di chuyển bên trong lò phản ứng. Các nhà nghiên cứu sử dụng một cầu thang có thể di chuyển và điều chỉnh cho công việc này.
Những chiếc túi xách và giày dép bày trên kệ của một cửa hàng bỏ hoang tại Fukushima. 8 năm sau sơ tán, cư dân tại làng Futuba đã được tái định cư ở nơi khác. Khu vực này được cho là khó có thể quay trở lại sống.
Một cửa hàng tạp hóa đồng thời là khu kinh doanh trò chơi Sonic bị bỏ hoang sau thảm họa hạt nhân.
Sau sự cố năm 2011, người ta đã cho xây bức tường bê tông khổng lồ cao 12,5 mét dọc bờ biển ở nhiều khu vực thuộc Fukushima để ngăn chặn các cơn sóng thần trong tương lai. Công việc khắc phục thảm họa hạt nhân sẽ mất thêm nhiều thời gian, công sức, đòi hòi cả sự kiên nhẫn và trình độ cao.