Băng phiến là chất rất độc hại cần cấm lưu hành, đặc biệt là sử dụng để khử mùi hôi trong các gia đình có trẻ nhỏ.
Truy chất độc trong hạt hướng dương
Cắn hướng dương, hạt dẻ... đưa thuốc độc vào người
Nhiễm độc melamine vì đồ nhựa đựng thức ăn nóng
Thận trọng với chất độc hại trong quần áo TQ
Nguy cơ ngộ độc do thuốc cổ truyền Trung Quốc
Cắn hướng dương, hạt dẻ... đưa thuốc độc vào người
Nhiễm độc melamine vì đồ nhựa đựng thức ăn nóng
Thận trọng với chất độc hại trong quần áo TQ
Nguy cơ ngộ độc do thuốc cổ truyền Trung Quốc
Hiện nay, có nhiều nhà hàng, người dân chọn cách sử dụng băng phiến khử mùi. Theo các chuyên gia, đó là việc không nên vì băng phiến là chất độc hại cần cấm lưu hành, đặc biệt là sử dụng để khử mùi hôi trong các gia đình có trẻ nhỏ.
Suýt ...ngất vì gói thơm
Trên đường đi chùa Hương, chị Nguyễn Mai Hà (Hà Nội) được một số cửa hàng ở đây quảng cáo gói tạo hương thơm, khử mùi hôi với giá rẻ: chỉ 5.000 đồng. Thoáng qua, chị Hà thấy gói thơm này có mùi nhẹ nhàng, dễ chịu, giá lại rẻ so với nhiều mặt hàng tạo hương thơm khác. Ngoài ra, theo quảng cáo, gói thơm này còn có tác dụng khử mùi hôi, khai khó chịu trong nhà vệ sinh. Vì thế, chị đã mua gói này về treo trong nhà vệ sinh và thấy hài lòng khi mọi mùi hôi đều biến mất.
Tuy nhiên, vì nhà vệ sinh chị Mai Hà khá kín, nên khi treo gói này vào nhà vệ sinh, chỉ cần đóng cửa lại mùi từ gói thơm này đã bốc ra nồng nặc. Lúc này gói thơm không còn là mùi thơm mà thay vào đó là mùi nồng, hắc đến mức khó chịu. Chị Hà đã suýt nôn khi ngửi thấy mùi này.
Khi bóc gói thơm ra, chị Hà thấy có một vài nhánh hoa khô có mùi thơm thoang thoảng như được xịt nước hoa. Nhưng bên trong đó còn chứa nhiều viên băng phiến tròn màu trắng, tỏa ra mùi hương nồng, hắc khó chịu khiến chị nôn nao khó chịu...
Cũng theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay có nhiều nhà hàng, quán cà phê sử dụng băng phiến với nhiều màu sắc để khử mùi trong nhà vệ sinh, nhất là các nhà vệ sinh nam. Hiện đại hơn, các viên băng phiến này được sản xuất với nhiều màu sắc rực rỡ, trông bắt mắt. Anh Nguyễn Tường Kha (Lò Đúc, Hà Nội) chia sẻ, một lần anh vào nhà vệ sinh của quán cà phê sát trường tiểu học Lê Ngọc Hân đã suýt... ngất. Bởi vừa mới mở cửa ra, mùi băng phiến xộc vào mũi với nồng độ đặc quánh khiến anh rất khó thở.
Sử dụng băng phiến để khử mùi là cách làm hoàn toàn sai. |
Độc cho mắt, gây bệnh thiếu máu
Theo PGS.TS Đỗ Quang Huy, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, sử dụng băng phiến để khử mùi là cách làm hoàn toàn sai lầm, bởi băng phiến chứa chất độc, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
PGS.TS Đỗ Quang Huy phân tích, băng phiến thực chất là Naphthalen, chất bột kết tinh màu trắng có mùi đặc trưng. Băng phiến là sản phẩm hydrocacbon thơm thương mại được sản xuất từ nhựa than đá và dầu mỏ. Chúng hình thành từ việc chưng cất ở nhiệt độ cao. Có thể có chất này trong xăng nhiên liệu và dầu diezen.
Các nghiên cứu cho thấy, người tiếp xúc với băng phiến lâu ngày, nhiều lần dạng hơi hoặc bụi đều có ảnh hưởng bất lợi cho mắt. Đặc biệt, băng phiến có thể gây bệnh đục nhân mắt ở người. Phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với băng phiến qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa có thể dẫn đến bệnh thiếu máu ở người con.
Với thực tiễn sử dụng, KS Nguyễn Văn Mẫn, Công ty Hóa chất Anpha cho rằng, băng phiến khử mùi dựa trên tính chất dễ bay hơi. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố gây độc cho người sử dụng. Theo các công bố, khi hít hơi chất này với nồng độ đậm đặc như việc sử dụng nhiều trong nhà vệ sinh với không gian chật hẹp, kín gió có thể làm phá hủy các tế bào hồng cầu. Trong khi thực tế chất này không nên được sử dụng tràn lan và vào các mục đích dân dụng như khử mùi, làm thơm...
Theo các chuyên gia, thay vì sử dụng hóa chất, các gia đình nên vệ sinh các không gian sạch sẽ để giảm mùi. Các nhà hàng có thể sử dụng các thiết bị vệ sinh tự động như tráng xả nước tự động. Đây là các thiết bị hiện đại, vừa làm sạch, đỡ tốn công người nhưng chạy bằng pin và điện nên rất tiết kiệm, giá thiết bị phù hợp.
Naphthalen hay băng phiến là một trong 16 chất ô nhiễm điển hình và trở
thành bộ chuẩn các chất chứa PAH - chất được đánh giá là độc hại có
trong áo ngực trước đây. Tuy nhiên, các tổ chức y tế cho rằng, hiện chưa
đủ bằng chứng để khẳng định là chất gây ung thư cho người và được Trung
tâm nghiên cứu ung thư quốc tế xếp vào nhóm 2B, tức nhóm có thể gây ung
thư cho người. |
(Theo Kiến thức)