Thần tượng nổi tiếng của Nhật Bản vào những năm 80, nghệ sĩ Hori Chiemi – được mọi người biết đến với vai diễn Chiaki trong phim “Nữ tiếp viên hàng không”, đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư miệng, buộc phải cắt bỏ lưỡi để bảo vệ sự sống.

{keywords}

Nữ diễn viên nổi tiếng với vai diễn Chiaki

Tháng 7/2018, Hori Chiemi bị đau lưỡi, cô phát hiện trên đầu lưỡi có mủ trắng nhưng lại cho rằng, đó là do nhiệt miệng nên cô đã sử dụng kháng sinh và vitamin để chữa trị. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không giảm nhẹ mà ngày càng nghiêm trọng hơn, điều này ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của cô.

Lo lắng là bệnh ung thư, Hori Chiemi đã đến bệnh viện khám. Bác sĩ cho biết, đây chính là triệu chứng của căn bệnh ung thư khoang miệng, căn bệnh của cô đã ở giai đoạn thứ 4. Để bảo vệ tính mạng, bác sĩ yêu cầu Hori Chiemi phải phẫu thuật để cắt bỏ 60% lưỡi. Các bác sĩ sẽ sử dụng cơ bắp đùi để thay thế phần lưỡi bị mất. Ca phẫu thuật của nữ diễn viên “Chiaki” kéo dài 11 tiếng.

{keywords}

Cô phải cắt bỏ 60% lưỡi để bảo vệ mạng sống

Hori Chiemi cho biết, ca phẫu thuật rất thành công, hiện tại nữ diễn viên đã được chuyển sang phòng chăm sóc đặc biệt, khả năng hồi phục của cô rất tốt.

Ung thư khoang miệng là gì?

Ung thư khoang miệng thuộc loại ung thư đầu cổ, ung thư đầu cổ chủ yếu phân thành: ung thư họng, ung thư tai thái dương, ung thư khoang miệng, ung thư thanh quản, ung thư tuyến nước bọt, ung thư hốc mũi, xoang cạnh mũi, ung thư tuyến giáp.

Có 75% các trường hợp ung thư khoang miệng có liên quan đến hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá bị động (hít phải khói thuốc), và các trường hợp sử dụng quá nhiều rượu bia.

Ngoài ra những người hay ăn trầu, bị tổn thương mãn tính, người có tiền sử gia đình bị ung thư... cũng có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng cao hơn những người khác. Đây là loại ung thư mắc nhiều hơn ở nam giới, tuổi càng cao, nguy cơ càng lớn.

Đặc biệt tổn thương niêm mạc khoang miệng cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư khoang miệng. Ung thư khoang miệng một khi được chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ xác định điều trị theo kích thước, giai đoạn, vị trí khối u và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các phương pháp bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

{keywords}

Phòng ung thư khoang miệng phải ngăn ngừa tổn thương niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng và lưỡi. Vì niêm mạc miệng tương đối mỏng, yếu, do đó bình thường sẽ rất dễ bị tổn thương gây viêm loét niêm mạc, các vết loét này có thể có mủ hoặc không.

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến viêm loét niêm mạc miệng

- Chấn thương: bỏng nhiệt do ăn uống thức ăn quá nóng, tổn thương hay gặp ở vòm miệng. Các nguyên nhân như bị té ngã, hoặc các thủ thuật như hàn răng, nhổ răng, lắp răng giả,… cũng là thủ phạm dây viêm loét niêm mạc.

- Virus, vi khuẩn, nhiễm nấm mốc: nhiễm virus như virus herpes, varicella zoster, krusa, virus suy giảm miễn dịch ở người,… Nhiễm vi khuẩn, bao gồm giang mai, lậu, lao,… Ngoài ra, nhiễm nấm mốc ở miệng cũng khá phổ biến, trong đó nấm candida albicans là phổ biến nhất. Khi khả năng miễn dịch của người bệnh kém, các loại nhiễm trùng này nhân cơ hội thâm nhập vào cơ thể người, thậm chí phát triển thành nhiễm trùng toàn cơ thể.

- Rối loạn miễn dịch: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét niêm mạc khoang miệng, nhưng điều đặc biệt quan trọng cần lưu ý là rối loạn miễn dịch không nhất thiết có nghĩa là khả năng miễn dịch thấp.

{keywords}

Cũng có thể khả năng miễn dịch quá mạnh, có thể làm mất khả năng kiểm soát và các tế bào miễn dịch bị vỡ, phá hủy niêm mạc khỏe mạnh và hình thành một vết loét. Đối với viêm loét niêm mạc gây ra bởi khả năng miễn dịch thấp, cácnguyên nhân phổ biến như thức khuya, suy dinh dưỡng kém (có thể là chức năng tiêu hóa kém), mệt mỏi kéo dài…

Không phải tất cả các loại viêm loét miệng có thể phát triển thành ung thư khoang miệng. Đại đa số các vết loét có thể tự lành trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày. Tuy nhiên nếu có các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu của ung thư miệng, khuyên mọi người nên đến bệnh viện sớm để được kiếm tra, tránh tình trạng trì hoãn bệnh.

- Vết thương kéo dài trong 2 tuần mà không lành.

- Có những đốm trắng hoặc ban đỏ bên trong má.

- Trong khoang miệng hoặc phần cổ xuất hiện khối u.

- Môi dưới bị tê hoặc nói và nuốt cảm thấy tê.

- Mặt bị sưng hoặc không đối xứng ở cả hai bên.

Hà Vũ (Dịch theo Ettoday)

Những món ăn 'đại kỵ' với người bệnh ung thư

Những món ăn 'đại kỵ' với người bệnh ung thư

Đối với bệnh nhân ung thư vấn đề về dinh dưỡng là một trong những điều được quan tâm hàng đầu. Thực phẩm nào nên ăn, thực phẩm nào nên kiêng để tốt cho người bệnh và chống lại căn bệnh 'sát thủ' này?