Trong số tất cả các sự kiện thể thao, bơi lội là bộ môn ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe của phụ nữ nếu thi đấu trong kỳ kinh nguyệt. Nữ kình ngư Phó Viên Tuệ, một trong những ngôi sao nổi tiếng ở Trung Quốc, đã trở thành hiện tượng của mạng xã hội nhờ vào những trả lời phỏng vấn thành thật sau khi tranh tài.

Trong cuộc đua 4x100m ở thế vận hội Rio, cô chỉ giành được huy chương đồng và đã ngã gục xuống đất sau khi hoàn thành bài thi. Khi phóng viên này hỏi cô bằng tiếng Trung liệu cô có ổn không, Phó Viên Tuệ trả lời: "Tôi không ổn, đó là vì tôi mới bắt đầu kỳ kinh nguyệt hôm qua, tôi cảm thấy cực kỳ mệt, điều này khiến tôi bơi chưa đủ tốt".

 

{keywords}
Kình ngư Phó Viên Tuệ chỉ đạt được huy chương đồng trong ngày thi đấu gặp phải “đèn đỏ”

Hay nữ vận động viên bơi lội Triệu Thanh, cô đã trải qua ngày “đèn đỏ” trong tư thế bơi ngửa 50m của nữ ở Giải vô địch bơi lội thế giới năm 2013. Mặc dù cơ thể đang đến kỳ kinh nguyệt nhưng cô vẫn quyết định tham gia kỳ bơi lội và giành huy chương vàng. Tuy nhiên, sau đó cô cũng phải nhờ đến các bác sĩ bởi vì cơ thể quá yếu.

{keywords}
Triệu Thanh gục ngã sau khi hoàn thành bài thi

Hách Vĩ, một huấn luyện viên trưởng đội bóng đã nữ quốc gia (Trung Quốc) cho biết: “Các nữ vận động viên khi đến ngày thi đấu gặp “đèn đỏ” sẽ rất dễ gặp chấn thương, vì vậy có khi chúng tôi phải thay đổi vị trí tạm thời của các cầu thủ, cũng có  khi phải cho cầu thủ nữ nghỉ thi đấu vì không đủ sức khỏe, điều này khiến tất cả chúng tôi rất đau đầu”.

Hình ảnh một số vận động viên nữ quần vợt táo bạo thay “băng vệ sinh” ở nơi công cộng trong ngày đèn đỏ ở một giải thi đấu quần vợt đã từng khiến nhiều người xôn xao. Điều này đặt ra câu hỏi, các nữ vận động viên sẽ xử lý như thế nào khi thi đấu trong ngày có kinh nguyệt?

Ngoài việc vẫn tiếp tục thi đấu “ngoan cường” trong ngày “đèn đỏ” thì một số vận động viên cũng sẽ lựa chọn sử dụng thuốc để tránh chu kỳ hoặc làm giảm đau trong các cuộc thi. Đối với một số cuộc thi với cường độ không cần quá mạnh, thời gian ngăn hoặc tầm quan trọng thấp, một số nữ động viên sẽ chọn thuốc giảm đau hoạc dùng tampon.

Các phương thức xử lý ngày “đèn đỏ” của các nữ vận động viên

1. Khiến kinh nguyệt đến sớm hơn: Dựa vào nguyên lý của chu kỳ kinh nguyệt, các vận động viên nữ có thể bắt đầu tiêm progesterone vào giữa kỳ kinh nguyệt để kinh nguyệt đến sớm hơn. Do mỗi người có một thể chất khác nhau, nên có thể kinh nguyệt sẽ đến sớm hơn dự kiến.

{keywords}
Thuốc tránh thai là thần dược của vận động viên nữ trong kyd kinh nguyệt

 

2. Trì hoãn kinh nguyệt: Nhiều nữ vận động viên sử dụng thuốc tránh thai để trì hoãn kinh nguyệt, tuy nhiên bình thường những nữ vận đồng viên không được tự ý sử dụng thuốc tránh thai thông thường, họ sẽ được làm theo chỉ dẫn của các y bác sĩ. Bời vì, uống thuốc tránh thai 1,2 lần sẽ không gây nhiều nguy hiểm, nhưng thường xuyên sử dụng sẽ khiến kinh nguyệt luôn bị ức chế trong thời gian dài, sẽ gây ra hàng loạt các bệnh cho nữ vận động viên.

{keywords}
Tampon một loại băng vệ sinh được nhiều nữ vận động viên lựa chọn

 

3. Sử dụng tampon: Vào những ngày đèn đỏ này, nhiều vận động viên nữ sử dụng tampon, một loại băng vệ sinh dạng ống. Tampon được đưa vào trong âm đạo và thấm hút máu kinh trong đó, không để kinh nguyệt chảy ra ngoài. Nhưng loại băng vệ sinh này đôi khi cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại. Trong trường hợp quên không lấy hoặc thay ra, người dùng có thể bị nhiễm độc. Mặc dù vậy, các bác sĩ vẫn khẳng định tampons tương đối an toàn và chỉ gây ra vấn đề khi chúng không được sử dụng đúng cách.

Hà Vũ (dịch theo Codoon)

Bác sĩ chỉ ra 5 cách tự phân biệt khối u lành tính và ác tính

Bác sĩ chỉ ra 5 cách tự phân biệt khối u lành tính và ác tính

 - Giang Khôn Tuấn, bác sĩ trưởng của một bệnh viện ở Trung Quốc đã làm một video phân tích về các khối u trên cơ thể.