Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), phân khúc xe SUV đô thị, MPV gia đình và sedan hạng C đang chứng kiến cuộc đua ganh mạnh.
Dòng xe từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đã và đang chứng kiến cuộc cạnh tranh mọi mặt từ số lượng, đến giá cả. Tuy nhiên, theo nhận định, mức giá dòng xe này khó có thể giảm sâu do nhu cầu thị trường đang lớn |
Toyota Camry hiện không còn là dòng xe được yêu thích nhất, hãng xe này đang phải vật lộn với nhiều đối thủ khác cùng phân khúc như Honda Accord, Mazda 6 hay các dòng xe của Mercedes, Peugeot.
Toyota Fortuner, từng là ông vua trong phân khúc xe SUV nhưng hiện nay dòng xe này đang phải chia sẻ thị trường cho rất nhiều đối thủ ngang tài ngang sức như Everest của Ford, Terra của Nissan. Thậm chí dòng xe này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các dòng xe giá rẻ, dòng Crossover có tính năng vượt trội như: Xpander của Mitsubishi, Toyota Rush, Mazda CX8 mới ra của Thaco hay đối thủ là Hyundai SantaFe...
Ở phân khúc Crossover phân khúc xe giá từ 800 triệu đồng đến ngưỡng 1 tỷ đồng khá chật chội, đây là mảnh đất của nhiều hãng xe, đua nhau "tranh bá, xưng hùng".
Cụ thể, phân khúc này có Mazda CX5, Hyundai SantaFe, Mitsubishi Outlander, Hyundai Tucson, Peugeot 3008, Honda CRV...
Hiện trong các dòng xe phân khúc từ 800 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng đều được các hãng, đại giá tích cực giảm giá, chiết khấu hoặc dịch vụ hậu mãi hấp dẫn. Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Trí, mức giảm giá, bù linh kiện tối thiểu (tùy thuộc hãng xe, mẫu xe) từ 30 triệu đồng đến hơn 50 triệu đồng. Mức giá được xem là có thể kích thích người mua xe hơi xuống tiền.
Theo lời một doanh nghiệp ô tô có tiếng phía Nam, phân khúc xe ngưỡng 1 tỷ đồng đang phải cạnh tranh cả xe lắp ráp trong nước, đến dòng xe nhập khẩu. Đây là phân khúc mà các hãng cũng có lợi nhuận/doanh thu tốt vì đối tượng tiêu dùng trẻ yêu thích, giới người giàu mới nổi, gia đình trẻ ưa chuộng.
Thực tế, mẫu xe từ 800 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng mới chỉ bùng nổ về lượng tại Việt Nam khoảng một năm trở lại đây. Ở phân khúc này, hiện có sự tham gia đầy đủ của các mẫu xe, dòng xe như sedan tầm trung, SUV đô thị, MPV gia đình.
"Tại Việt Nam, xu hướng tiêu thụ xe SUV đô thị loại nhỏ như Mazda CX5, Honda CRV, Mitsubishi Xpander.... sẽ còn tiếp tục tăng nhanh bởi sự đa dạng về tiện ích, mẫu mã xe phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ giàu có đang tăng nhanh. Điều này đảm bảo cho doanh số các dòng xe tăng nhanh, nhưng cũng là nơi chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt, không khoan nhượng của các hãng", một chuyên gia xe hơi bình luận.
Về mức giá trong thời gian tới, cả nhà sản xuất, đại lý và các chuyên gia xe hơi đều cho rằng khó có thể giảm sâu hơn vì các hãng đều muốn gia tăng lợi nhuận.
Đặc biệt, việc giảm giá từ từ đều được các hãng thực hiện để giúp cuộc chiến không quá khắc nghiệt, đảm bảo các bên cùng thắng và khiến người mua xe không chịu cảnh "sáng lấy xe, chiều thấy lỗ".
Hơn nữa, tại Việt Nam, động lực cạnh tranh trên thị trường chưa đủ để các hãng buộc phải giảm giá sâu, dìm chết đối thủ để có doanh thu. Trong khi nhu cầu xe của người dân đang tăng, áp lực xe không thuế ở các thị trường CPTPP và các dòng xe châu Âu mà Việt Nam tham gia và cam kết mở cửa vẫn còn lộ trình từ 5 - 10 năm nữa.
Bên cạnh đó, nhiều nhận định của giới kinh doanh xe hơi cho rằng giá xe tầm 800 triệu đồng đến ngưỡng 1,2 tỷ đồng khó có cơn địa chấn giảm sâu vì nhu cầu ở phân khúc này đang lớn dần qua thời gian.
Theo Dân trí
Thêm nhiều xe sang chịu phí trước bạ cao ngất
Theo bảng điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ mới vừa được Bộ Tài chính ban hành, áp dụng từ 3/7/2019, không ít mẫu xe sang gánh phí trước bạ lên đến tiền tỷ khiến nhiều người mua xe "méo mặt".