Trong số đó, ý tưởng về xe hơi năng lượng hạt nhân là gây chú ý nhất. Tuy nhiên, có vẻ như dù ở thời đó hay bây giờ thì ý tưởng này vẫn khó có khả năng thành công.
Ford Nucleon – ý tưởng táo bạo về một tương lai “nguyên tử” đầy hứa hẹn
Với ý tưởng tạo ra một chiếc ô tô có khả năng đi được 8.000km mà không cần dừng lại đổ xăng, hãng xe Ford của Mỹ đã cho ra mắt mẫu xe concept mang tên Ford Nucleon vào năm 1958. Đúng như tên gọi, chiếc xe này được cho là sẽ chạy bằng một lò phản ứng hạt nhân nhỏ.
Theo các tài liệu được Ford công bố, Nucleon dự kiến có kích thước dài khoảng 5m và rộng khoảng 2m và mái cao khoảng 1m. Về cơ bản, chiếc xe này sẽ có kích thước khá giống với mẫu Ford Maverick cùng hãng thời đó.
Trên thực tế, mẫu xe Nucleon chưa bao giờ được đưa vào sản xuất và chỉ có ở dạng mẫu với kích thước bằng 3/8 kích thước thực. Về vẻ ngoài, Ford Nucleon cũng sở hữu thiết kế tiên tiến là các vây phía đuôi xe – một đặc trưng của ngành hàng không vũ trụ rất phổ biến trên ô tô vào thời điểm đó.
Chiếc xe Ford Nucleon mini ở dạng mô hình tỉ lệ 3/8 (Ảnh: The Drive) |
Các nhà thiết kế hình dung rằng lò phản ứng hạt nhân để vận hành Nucleon sẽ được đặt ở phía sau xe và lõi nguyên tử của lò sẽ được sạc định kỳ. Khoang hành khách sẽ được đẩy ra phía trước và được che chắn tách biệt với “động cơ” hạt nhân phía sau.
Ngoài ra, Ford gọi cỗ máy hạt nhân của Nucleo là một “viên nang năng lượng” được định sẵn với nhiều kích cỡ khác nhau, cho phép người lái xe lựa chọn mã lực của riêng mình.
Động cơ phía sau tách biệt hoàn toàn của Ford Nucleon (Ảnh: The Drive) |
Giấc mơ mãi chỉ là giấc mơ
Đến cuối cùng, ý tưởng về ô tô chạy bằng hạt nhân, cụ thể là mẫu xe Ford Nucleon chỉ dừng lại ở dạng xe concept. Thậm chí, khái niệm về Ford Nucleon đã biến mất hoàn toàn sau năm 1958 bởi vì công nghệ năng lượng hạt nhân gần như chưa sẵn sàng để cung cấp năng lượng cho một chiếc ô tô sản xuất hàng loạt, dù là thời điểm đó hay bây giờ.
Ý tưởng về Ford Nucleon chỉ “thực tế” trên những trang nghiên cứu (Ảnh: The Drive) |
Theo ý kiến của các chuyên gia, thách thức trong việc sử dụng một cỗ máy hạt nhân trên phương tiện cá nhân không nằm ở vị trí chứa cỗ máy này, mà là việc xử lý năng lượng mà nó sản sinh ra để không gây nguy hiểm cho người lái và môi trường xung quanh.
Hiện nay, phiên bản Ford Nucleon thu nhỏ được đặt tại Bảo tàng Henry Ford ở Dearborn, bang Michigan, Mỹ nhằm mục đích trưng bày và tham quan.
Thanh Lam (theo The Drive)
Bạn có trải nghiệm gì về những chiếc ô tô của mình? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều siêu xe đắt đỏ bị bỏ hoang ở Trung Quốc
Nhiều siêu xe sang hàng hiếm Aston Martin, Porsche, Bentley,... bị bỏ hoang nhiều năm tại một khu nghĩa địa ở Trung Quốc khiến người xem không khỏi tiếc rẻ.