Cái tựa “Ở xứ đàn bà không chạy chợ” làm cho bất kỳ người nào cầm cuốn sách trên tay cũng đều bật ra câu hỏi: “Cái xứ đàn bà không chạy chợ này nằm ở đâu?”, hoặc “Không chạy chợ thì làm cái gì?”, khiến cho ta không khỏi bật cười.


“Ở xứ đàn bà không chạy chợ” là cuốn tạp bút của Đoàn Thị Thanh Trà, một người viết văn không chuyên nghiệp - ít ra là như chia sẻ của chị trong lời đầu cuốn sách - nhưng có may mắn được đặt chân đến nhiều vùng đất mới mẻ, hấp dẫn trên thế giới nhờ đặc thù công việc của mình.

Đọc “Ở xứ đàn bà không chạy chợ” chúng ta thấy được các cảm xúc khác nhau khi đi qua những vùng đất mới. Từ châu Á đến châu Âu hay sang châu Mỹ, hình ảnh của các địa danh nơi đây đều mang một sự hấp dẫn lạ kỳ.

{keywords}

Cái tựa “Ở xứ đàn bà không chạy chợ” làm cho bất kỳ người nào cầm cuốn sách trên tay cũng đều bật ra câu hỏi: “Cái xứ đàn bà không chạy chợ này nằm ở đâu?”, hoặc “Không chạy chợ thì làm cái gì?”, khiến cho ta không khỏi bật cười.

Những thắc mắc này được giải đáp trong bài viết về Thổ Nhĩ Kỳ và đã được tác giả dẫn giải: “Người Việt thường nói vui rằng chỉ cần hai người đàn bà và một con vịt là thành cái chợ. Nhưng ở Istabul không có đàn bà chạy chợ, chỉ có những anh chàng đẹp trai phô diễn kỹ năng tiếp thị và quyến rũ khách bằng ánh mắt, nụ cười đẹp mê hồn… Văn hoá chợ Bazaar của người Thổ đã “xuất khẩu” đi khắp thế giới. Riêng ở Tây Âu, chợ Bazaar bao năm nay hiên ngang tồn tại và đàn ông Thổ dần chiếm lĩnh hầu hết những khu chợ bình dân, đánh bật cả người bản xứ về kỹ nghệ giao tiếp với khách cũng như hàng hóa giá rẻ bất ngờ”.

Cuốn tạp văn cũng lôi cuốn người đọc bởi những cái tựa rất lạ kiểu như: “Gió thảo nguyên và âm thanh sa mạc Nội Mông”, “Cửu Trại Câu: Nấc thang lên thiên đường”, “Malta: Xứ sở diệu kỳ”, “Không nói chuyện mafia ở Sicily”… Những câu chữ đơn giản trong từng truyện nhỏ đã lôi cuốn độc giả đọc ham muốn xách balo lên và đặt chân một lần tới vùng đất ấy, bởi cảm giác ngồi một chỗ đọc từng con chữ rồi tưởng tượng được về cả thế giới xung quanh mình là rất tuyệt vời.

Thể loại sách du ký trong một vài năm gần đây được coi là nở rộ với hàng loạt cái tên như: ‘Xách ba lô lên và đi’ “Nước Ý, câu chuyện tình của tôi” , “Một mình ở châu Âu, “Tôi là một con lừa”…“Ở xứ đàn bà không chạy chợ” cũng góp phần vào sự đông đảo và đa dạng đó. Nó có thể gọi là trào lưu hay mở ra một cách khai thác đề tài mới cho những người viết.

Nhưng với một người viết “tay ngang” như Đoàn Thị Thanh Trà nó đơn giản chỉ là việc được chia sẻ những cảm nhận, trải nghiệm của mình như cô bày tỏ: “Đó là những câu chuyện cảm xúc tôi muốn chia sẻ với bạn đọc trong cuốn sách này. Biết đâu bạn cũng như tôi, tìm được suối nguồn của cuộc đời là những chuyến đi. Đi cạn một ngày thường sẽ gặt hái ngày đặc biệt”.

T.Lê