Câu chuyện ban đầu xuất hiện trên NEU Confessions và được một diễn đàn có gần 3 triệu người theo dõi đăng lại khiến cư dân mạng vô cùng thích thú.

Theo như lời kể của người chồng thì vợ anh làm cô giáo mầm non nên in sẵn một tập phiếu bé ngoan, có chữ ký của vợ luôn, do sợ chồng làm pha-ke (ngôn ngữ vui của cư dân mạng ám chỉ đồ "fake" - đồ giả).

Cứ mỗi lần chồng "ngoan", làm việc tốt thì được vợ phát cho 1 phiếu, mỗi phiếu có giá trị 100.000đ, cứ đầu tháng tổng hợp lại sẽ cho chồng "thực lĩnh" bằng tiền mặt.

Thành viên hài hước này dí dỏm kể:

Tôi từng xin vợ là:

- Thôi hay mỗi tháng vợ cho anh 1 triệu hoặc 1 triệu rưỡi cứng đi…

- Không được, anh phải chăm chỉ, phải tốt bụng, thật thà với em thì em mới phát phiếu bé ngoan cho anh quy đổi thành tiền… Giống kiểu mấy bé em dạy vậy, bé nào ngoan thì mới có thưởng. Anh cũng vậy, anh ngoan sẽ được thưởng nhiều, ko ngoan thì sẽ được thưởng ít. Hihi.

Lúc đầu cũng nghĩ nên nhận lương cứng hơn nhưng sau nhiều tháng làm việc tốt thì tôi thấy…vụ này có vẻ hay hơn. Ngoài việc mà 2 đứa phải làm như đã phân công thì…

Tháng nào cũng nộp lương đúng thời hạn thì auto được 2 phiếu rồi, rồi làm những việc tốt như:

+ Vợ tôi hết BSV, nhờ tôi đi mua… Mua xong về được 2 phiếu.

+ Đi mua đồ ăn khi vợ đói được 1 phiếu.

+ Thi thoảng mua hoa tặng vợ hay mua bánh ngọt cho vợ ăn được 1-2 phiếu.

+ Đoán được vợ thích ăn gì được 1 phiếu.

+ Đưa vợ đi chơi đón vợ về được 1 phiếu…

…v…v…

Mà thi thoảng làm vợ cười, vợ vui, cũng… "Đây nhé, thưởng cho bé Hoàng 1 phiếu vì làm cô vui nha!"

Tính thế thôi á, một tháng phải được 20, tháng nhiều phải được 30 phiếu đấy, mỗi ngày 1 phiếu chả 30 phiếu thì là gì?

{keywords}
 

Xong đợt này còn bắt chồng…

- Sau em mà thưởng anh phiếu, thì anh phải nói là "bé Hoàng cảm ơn bé Mai" nhớ chưa? Không là phạt mất phiếu đấy nghe chưa?

- Vâng ạ.

- Có phiếu bé ngoan, bé Hoàng phải giữ cẩn thận nghe chưa?

- Vâng ạ.

(Hôm trước được phát hẳn 3 phiếu, để túi quần đi làm, vợ giặt ướt hết nên coi như mất 300k)

Mà vậy đấy, vợ mình giáo viên mầm non cho chồng tiền tiêu vặt kiểu ấy, ko biết có anh em nào như mình không? Cũng vui… mặc dù biết là phải ngoan thì mới được tiêu tiền của mình….

Bài kể hài hước đã được chia sẻ hơn 1000 lượt và nhận về hàng vạn lời bình luận. Một số tỏ ra thông cảm: "Sinh ra là thằng đàn ông đã khổ lại còn bắt phải lấy vợ nữa, nghĩ thôi nó đã chán", "Và tiền thưởng chính là lương của bạn", "Tính like mà sợ vợ biết nên thôi". Một người tỏ ra am hiểu: "Nộp full lương là nghĩa vụ rồi".

Nhiều thành viên khác liên tưởng sang cuộc sống gia đình mình: "Thế bé nhà mình là âm phiếu rồi". Có người khéo léo, hài hước "khoe" chồng: "Chơi hệ nấu cơm, giặt quần áo thì khả năng tôi lỗ mất. Nhà tôi là cứ phải mỗi lần trả bài tốt được 1 phiếu bé ngoan, cho lão chồng bớt cái kiểu chểnh mảng học hành đi mới được…".

Cũng có người không tán thành cách làm này và bày tỏ rằng "quản chồng như cô giáo dạy trẻ thế có gì hay? Hỏi có đứa trẻ nào thích quay lại nhà trẻ với cô giáo dạy trẻ không? Chồng thì thấy ngột ngạt còn vợ thì mệt thêm chứ tốt đẹp gì…", "chồng chứ có phải con đâu ở lớp cô trò còn chưa đủ à về còn bắt chồng diễn trò cùng"…

Bài tâm sự có vẻ đã khuấy động được một góc sôi động trong đời sống vợ chồng: Quyền năng tối thượng của vợ và độ yêu chiều vợ của các ông chồng… lầy. Hơn 20.000 thành viên đã thả biểu tượng tương tác cho bài viết.

Chưa rõ độ thực hư đến đâu nhưng câu chuyện là một mảng vui tươi trong bức tranh gia đình trẻ. Nếu trong mọi gia đình, các ông chồng đều "ngoan" và tình nguyện chiều vợ, yêu vợ như vậy thì hẳn ai nấy đều hạnh phúc.

Bởi phụ nữ, xét cho cùng, họ chỉ muốn được làm nũng như trẻ con, muốn được chồng hòa theo với những trò nũng nịu đáng yêu của họ, yêu chiều họ trong từng chuyện nhỏ thì không có chuyện lớn nào mà họ sẽ không làm cho chồng con, gia đình, kể cả "dâng" tất cả "phiếu bé ngoan" cho anh ta toàn quyền chi tiêu mỗi tháng (dù đó là tiền do anh ấy kiếm được, tất nhiên).

Theo Dân Trí

Sự thật vụ ‘chồng già, vợ trẻ’ gây rúng động xã hội Trung Quốc

Sự thật vụ ‘chồng già, vợ trẻ’ gây rúng động xã hội Trung Quốc

Theo tờ QQ, sự mất cân bằng giới tính và quan niệm hôn nhân của một bộ phận phụ nữ thay đổi đã khiến đàn ông nông thôn Trung Quốc khó lấy vợ.