{keywords}
Quán tạp hóa của anh Tư Cat Ron.

Mới sáng mồng 2 Tết, bên kia sông đã vang tiếng gọi, 'anh Tư ơi, cho tui nửa ký bún tàu, một bịch bột nêm và một hũ chao nhé'. 'Chuyến mở hàng đầu năm của tôi đó', anh Trần Văn Liễu, 50 tuổi chủ quán cho biết.

Quán tạp hóa của anh Liễu hay còn gọi là anh Tư Cat Ron khá đặc biệt. Chúng tôi tìm đến phải qua một chặng đường đất đỏ khá dài gần 15km với bụi đất mù mịt. Qua 2 lần đò, vượt qua nhiều xóm dân cư vườn tược xanh tốt, chúng tôi đến bờ sông Cả Tôm. Nơi đây nhìn sang bên kia sông là nhà anh, là quán tạp hóa cung cấp hàng tiêu dùng cho cả một cụm dân cư rộng lớn.

Muốn mua hàng của anh, chỉ cần đến bờ sông nơi có trụ 'ròng rọc' hô lớn những món hàng mình cần. Chỉ trong vài phút, trên sợi cáp, một chiếc giỏ đựng đầy hàng từ từ băng qua sông đến tay người nhận. Khách nhận hàng xong, nhìn miếng giấy trong giỏ, lấy tiền bỏ vào giỏ rồi chuyển qua cho anh.  

{keywords}
Cho hàng vào giỏ.
{keywords}
Giỏ hàng đang vượt sông.

Chúng tôi vào quán của anh Tư Cat Ron ở ấp Ông Quới, xã Thạnh Phước (H. Thạnh Hóa, Long An). Quán đơn sơ. Mặt hàng chủ yếu là thực phẩm ăn liền như mì gói, bánh kẹo và thực phẩm chưa chế biến như đùi gà, lòng gà, bò viên v.v... Mặt hàng đơn giản nhưng nếu không có quán của anh, bà con phải đi ít nhất 5km mới có nơi bán.  

Để hàng đến được người tiêu dùng, anh đã trồng 2 trụ gỗ cao chừng 3m ở 2 bên bờ sông. Nối với 2 trụ là sợi dây cáp bằng thép di động trên 2 ròng rọc. Anh lấy hàng cho vào giỏ treo vào dây cáp rồi kéo cho giỏ hàng chạy qua. Bên kia sông người mua đón nhận lấy hàng xong bỏ tiền vào kéo trả lại cho anh. Anh sống với bà con vùng quê như thế đã 10 năm nay.

{keywords}
Khách đón lấy hàng.

Chúng tôi hỏi thăm anh về gia đình. Anh cho biết, chị đang đi lấy hàng ở thị trấn Tân Thạnh, cách nhà khoảng 5km. Anh có 2 con trai đã lớn, có thể nhờ vả được. Cả 2 đứa đều có thể điều khiển vỏ lãi (xuồng bằng nhựa) có gắn máy đuôi tôm. Hàng ngày chúng giúp cho anh chị nhiều việc. Gia đình anh không khá giả gì. Tất cả đều trông cậy vào một mẫu (1ha) ruộng một mùa. Nếu không có quán tạp hóa này phụ với thu nhập từ ruộng lúa chắc chắn cuộc sống gia đình anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

'Anh Tư ơi ...', lại một tiếng gọi từ bờ sông bên kia. Anh bước ra. Người mua hàng yêu cầu những món họ cần. Anh ghi nhận rồi lấy hàng cho vào giỏ móc lên cáp, bắt đầu kéo... Những chuyến hàng sang sông đã giúp anh cải thiện được cuộc sống.

'Anh có muốn sống ở thành phố không?', chúng tôi hỏi. Anh nở nụ cười thật tươi: 'Hôm trước tôi đưa bà xã lên Sài Gòn khám bệnh. Mới ở chưa được một ngày tôi đã muốn bệnh. Thôi thì cứ ở đây, có sông nước, có con đò và nhất là có sợi cáp nối ân tình của bà con cùng quê với nhau vui hơn anh ạ ...'.

Nơi an nghỉ lạnh lẽo của công tử ăn chơi khét tiếng miền Tây

Nơi an nghỉ lạnh lẽo của công tử ăn chơi khét tiếng miền Tây

Vốn là người nổi tiếng với nhiều giai thoại và là chủ nhân một tòa nhà lớn nhất Nam kỳ, Công tử Bạc Liêu đang được an nghỉ ở một nơi ít ai ngờ tới.

Trần Chánh Nghĩa