- Hơn 60 năm sống trong cảnh mù lòa, ông Lê Đình Thịnh (SN 1947, thôn Ngọc Thượng, Lương Sơn, Thường Xuân, Thanh Hóa) vẫn làm mọi việc nhanh thoăn thoắt. Không những thế, ông còn một mình đào đất, đắp đường cho các cháu trong thôn đến trường.

Từ TP Thanh Hóa ngược lên phía Tây chừng 100km, đến thôn Ngọc Thượng hỏi ông “Thịnh mù” thì ai cũng biết, bởi ông được người dân gọi với tên trìu mến “ông già mù trong lòng dân”.

{keywords}

 Ông Thịnh vót nan đan rổ 

Người dân nơi đây cho biết, để gặp được ông Thịnh rất khó vì chẳng mấy khi ông có nhà, điện thoại ông không dùng nên chỉ còn cách duy nhất là ngồi ở nhà chờ ông về.

Ông Thịnh thuộc diện hộ nghèo của xã, trong căn nhà tranh tuềnh toàng, xiêu vẹo ông ngồi kể lại cuộc đời mình. Ngày mới sinh ra ông cũng như bao đứa trẻ khác, đến năm lên 4 tuổi ông bị bệnh đau mắt hột, được gia đình đưa đi chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm, rồi mắt ông cứ mờ dần, mờ dần rồi thành màn đêm xám xịt.

Cũng từ đó, cậu bé Thịnh chỉ biết ngồi một chỗ trong xó nhà. Năm lên 7, Thịnh theo các bạn đi học chữ trong các lớp bình dân học vụ, nhưng chỉ biết ngồi nghe thầy cô giảng dạy qua lời nói nên việc học hành cũng trở nên dang dở.

Mắt không nhìn thấy, song Thịnh ham làm lắm, thấy em gái đi chăn trâu, lên rừng hái củi là đi theo. Thịnh cũng tự hứa một ngày nào đó em sẽ tự đi hái củi và chăn trâu mà không cần đến sự trợ giúp của em gái nữa.

"Lúc không có em gái, tôi tự lân la đi vào rừng, tự cảm nhận những vật xung quanh, có những lúc lạc mà không tìm được đường về nhà tôi phải cầm chặt vào dây thừng trâu từ sáng sớm cho đến chiều tối mới về được", ông Thịnh nhớ lại.

{keywords}

Chiếc xe kéo là công cụ hỗ trợ để ông hoàn thành con đường cho dân làng

Cũng từ những lần đó, ông trở nên thành thạo, có thể nghe được tiếng gió, tiếng động xung quanh mình và cảm nhận được tất cả như người sáng mắt.

Rồi ông tự chặt tre, chẻ nan đan rổ, thúng; cuốc đất trồng rau, vào rừng lấy củi… có những hôm ông đi một mình vào rừng mấy ngày mới về nhà.

‘Đường ông mù’

Bằng nghị lực phi thường của mình, ông Thịnh cũng có người con gái yêu thương, lấy làm chồng. Ban đầu gia đình cô gái không đồng ý cho cưới, nhưng rồi cô gái vẫn quyết tâm đến với chàng trai mù và sinh được một người con trai. Cuộc sống của gia đình ông cứ chậm rãi trôi qua từng ngày.

Mới đây nhất, dù tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng thấy các cháu học sinh phàn nàn phải đi học qua con đường lầy lội, trơn trượt, ông lại tự mình đóng chiếc xe kéo bằng gỗ rồi dùng cuốc, thuổng đào đất dưới ruộng bỏ lên xe đi đắp đường.

{keywords}

Ông Thịnh tỉa cây cối

Những ngày đầu ông Thịnh làm công việc này người dân trong thôn còn bảo ông là gàn dở, “ôm rơm nặng bụng”. Nghe những lời bàn tán đó, ông chỉ cười và để ngoài tai.

Suốt nhiều tháng qua, cứ khi nào rảnh rỗi, ông lại đào đất đắp đường, và rồi con đường dài hơn 100m đã hoàn thành đủ cho một chiếc xe trâu đi qua, không chỉ các cháu học sinh trong làng phấn khởi, mà ngay cả người dân cũng vui mừng. Từ khi có con đường này việc sản xuất nông nghiệp của bà con rất thuận lợi, vì vậy mà người dân đã đặt tên cho con đường là “đường ông mù”.

Ông Hà Văn Ngoan, Phó chủ tịch UBND xã Lương Sơn cho biết, địa phương vô cùng cảm kích việc làm của ông Thịnh. 

‘Đài truyền thanh di động’ của người cựu chiến binh

‘Đài truyền thanh di động’ của người cựu chiến binh

“Đến đâu mọi người nhìn với ánh mắt lạ. Trẻ con còn chạy theo sau trêu ghẹo vì nghĩ tôi bị dở người, tưởng bị điên do vết thương chiến tranh...".

Bắt bệnh thời tiết, Phó tổng giám đốc bị bắt đền... giặt chăn

Bắt bệnh thời tiết, Phó tổng giám đốc bị bắt đền... giặt chăn

33 năm làm nghề dự báo thời tiết, Phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia từng gặp không ít chuyện dở khóc dở cười.

35 mùa Tết chạnh lòng trên sông

35 mùa Tết chạnh lòng trên sông

Hơn 35 năm, cuộc sống 6 con người trong gia đình ông Cường lênh đênh trên chiếc thuyền. Con cái lớn lên nối nghiệp bố mẹ đánh bắt trên sông. 

Lê Anh