Vĩnh Phúc là vùng đất lịch sử, chính trị và văn hóa lâu đời trong lịch sử lập quốc và phát triển mấy nghìn năm của đất nước.

Vĩnh Phúc đã vinh dự được 8 lần đón Bác Hồ về thăm và nhiều lần gửi thư khen ngợi hoặc biểu dương trên báo chí mỗi khi tỉnh đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu như: Thư gửi các phụ lão, các vị thân hào và toàn thể đổng bào tỉnh Phúc Yên có thành tích tham gia kháng chiến kiến quốc, ngày 16/7/1947; Thư khen ngợi HTX thôn Thượng, xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường đạt năng suất lúa cao, ngày 2/3/1966...

Đặc biệt trong lần đến thăm thứ 7 (ngày 2/3/1963), Người đã căn dặn: "Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta".

Sự quan tâm, tình cảm đặc biệt của Người, của Trung ương Đảng là nguồn sức mạnh to lớn cổ vũ quân và dân tỉnh Vĩnh Phúc củng nhân dân cả nước đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước...

Khắc sâu lời dạy của Bác, 60 năm qua, với quan điểm "phải để nông dân làm chủ ruộng đất của mình", Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã vươn lên mạnh mẽ không ngừng, đạt nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.

anh man hinh 2023 11 23 luc 184405.png
60 năm qua, Vĩnh Phúc đã vươn lên mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội

Từ một tỉnh thuần nông- vùng đất quê hương của Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc - “cha đẻ” của chủ trương “khoán hộ”, với quan điểm “phải để nông dân làm chủ ruộng đất của mình” đã vươn lên mạnh mẽ không ngừng, đạt nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ một tỉnh thuần nông, với sự năng động, đổi mới, sáng tạo của các thế hệ lãnh đạo trong thu hút đầu tư, Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh công nghiệp - một trung tâm công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy của cả nước, một địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm đến 93,15%; nông lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ còn 6,85%. Thu ngân sách hàng năm tăng nhanh và năm 2022 đạt hơn 40.000 tỷ đồng, nằm trong số ít địa phương có số thu nội địa cao nhất cả nước; nhiều năm liền chỉ đứng sau Thủ đô Hà Nội. Công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển, thu hút đầu tư trở thành điểm sáng của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1997-2022 đạt 13,27%/năm. Năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 9,54% so với năm 2021 (cao hơn mức bình quân chung cả nước, đứng thứ 5 trong vùng Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 17 cả nước); quy mô GRDP bình quân đầu người ước đạt gần 5.500USD/người (đứng thứ 5 vùng Đồng bằng sông Hồng, thứ 9 cả nước).

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực; năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân vươn lên ngang tầm yêu cầu phát triển...

Năm 2023, Vĩnh Phúc cùng cả nước tự tin, vững bước vào năm "bản lề" có ý nghĩa quyết định thành công những quyết sách của Đại hội lần thứ XIII của Đảng. 

Những thành tựu tỉnh đã đạt được sẽ góp phần tạo ra những đột phá mạnh mẽ trong công cuộc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng phồn vinh, vì mục tiêu: Đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước; đến năm 2030 là tỉnh phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ bản đủ tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2045 là thành phố phát triển toàn diện.

Trước thời cơ mới và vận hội mới, trên nền móng những thành tựu to lớn của 60 năm qua, với vị thế mới và tâm thế mới, nhất định chúng ta đã đổi mới, sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo hơn nữa; đã đoàn kết, nhất định không ngừng đoàn kết keo sơn hơn nữa; đã nỗ lực, nhất định nỗ lực, chủ động toàn diện và bền lòng hơn nữa… nguyện đền đáp xứng đáng ân tình sâu nặng và hiện thực hóa thành công mong mỏi của Bác Hồ dành cho Vĩnh Phúc.

Thanh Sơn