Nỗi sợ “bàn giấy”
Doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với nhiều loại công việc bàn giấy như sao chép dữ liệu, thu thập và xử lý thông tin, quản lý tồn kho, lao động và tài khoản... Ở những doanh nghiệp tiếp nhận khối lượng dữ liệu khổng lồ mỗi ngày như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ… việc sao chép dữ liệu vốn đơn giản đang trở thành gánh nặng của nhân viên.
Sự đơn điệu, nặng nề khiến nhân viên làm việc gặp nhiều sai sót gây tổn thất không ít cho doanh nghiệp. Chưa kể tới quy trình quản lý và phê duyệt trong doanh nghiệp ngày càng phức tạp với nhiều công đoạn gia tăng làm tốn nhiều thời gian và nhân lực hơn.
Nhiều công ty có dịch vụ chăm sóc khách hàng hoạt động liên tục để giải quyết khiếu nại, phàn nàn nhưng lại sử dụng các phần mềm không tích hợp với nhau khiến nhân viên chăm sóc khách hàng đôi khi phải mở cùng lúc 10 phần mềm chỉ để giải quyết một truy vấn đơn lẻ. Tốc độ xử lý yêu cầu của khách hàng vì thế chậm lại, làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Những thực tế này thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp tự động hoá quy trình nghiệp vụ để giảm bớt gánh nặng cho người lao động, tăng hiệu suất công việc với chi phí tối ưu.
Giải pháp phần mềm robot tự động hoá – cứu cánh cho doanh nghiệp
Nhận thức được điều đó, RPA (Robotic Process Automation) – phần mềm robot tự động hoá được biết đến dưới những cái tên như Office Robot, Winactor… đã được nghiên cứu phát triển gần đây để “giải thoát” cho doanh nghiệp đang “mắc kẹt” trong giấc mơ tự động hoá hệ thống nghiệp vụ.
RPA được tạo ra để sao chép dữ liệu tự động giúp kết nối các hệ thống một cách linh hoạt, nhanh chóng ngay sau khi cài đặt với chi phí đầu tư thấp. Nhờ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nâng cấp, thay đổi hệ thống và giảm chi phí nhân sự cho những nghiệp vụ mang tính chất lặp lại, cho phép dịch chuyển nguồn lực cho công việc có tính sáng tạo hoặc mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn.
Phần mềm robot có thể hoạt động liên tục 24/7/365 với tốc độ xử lý nhanh và độ chính xác gần như tuyệt đối. Do đó, thúc đẩy hiệu suất công việc của doanh nghiệp và giúp quản lý rủi ro phát sinh từ sai sót hiệu quả hơn. Mặt khác với RPA, doanh nghiệp còn có thể rà soát quy trình nghiệp vụ, từ đó nhận biết những công đoạn chưa hiệu quả để tổ chức lại hợp lý hơn.
Đề cập đến hiệu quả của RPA, David Schatsky – giám đốc điều hành Deloitte LP chia sẻ: Một khách hàng của Deloitte LP thuộc ngành tài chính ngân hàng đã áp dụng 85 robot RPA để tự động hoá 13 quy trình. Nhờ thế đã đẩy nhanh tốc độ xử lý yêu cầu của khách hàng, ước tính trong 1 năm, 1,5 triệu yêu cầu đã được giải quyết, tương đương với năng suất của hơn 200 nhân viên làm việc toàn thời gian trong khi chi phí bỏ ra chỉ bằng 30%.
Chính vì thế, RPA rất phổ biến ở thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương nơi tập trung các doanh nghiệp thức thời nhất thế giới. Nhiều ông lớn hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, viễn thông, bán lẻ, du lịch như Walmart, Deutsche Bank, AT&T, Ernst & Young, American Express Global Business Travel… đều đã áp dụng RPA.
Nguồn: Báo cáo của Tractica về Robotic Process Automation, 2017 |
Tại Nhật Bản – Đất nước của công nghệ, gần 2.000 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đang sử dụng dòng sản phẩm RPA Office Robot do tập đoàn viễn thông NTT phát triển.
Phần lớn các doanh nghiệp này đều đánh giá cao Office Robot trong việc hỗ trợ họ giải quyết vấn đề thiếu lao động, cải cách phương thức làm việc để nâng cao hiệu quả công việc, từ đó, cải thiện chất lượng kinh doanh cũng như cuộc sống của người lao động. Có thể nói, Office Robot không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp mà cả những lợi ích xã hội cho người dân Nhật Bản.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn đã bắt kịp xu hướng sử dụng phần mềm robot để nâng cao tính cạnh tranh, năng suất lao động và giảm nhẹ gánh nặng cho nhân viên. Trong thời gian tới, chắc chắn đây sẽ là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Việt để tối ưu hoá nguồn lực và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tham khảo về Office Robot: https://winactor.vn
Địa chỉ liên hệ về sản phẩm và dịch vụ: Winactor.Sale@nttdata.com