TIN BÀI LIÊN QUAN:
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan hiện nay đã lên tới cao trào. Nó mở màn bằng các cuộc biểu tình hồi tháng 11 chống lại một dự thảo luật ân xá mà theo đó cựu Thủ tướng sống lưu vong Thaksin Shinawatra có thể trở về nước an toàn.
Chính phủ của đương kim Thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái của ông
Thaksin, vẫn đứng vững trong khi thời gian không còn nhiều đối với những người
biểu tình phản đối. Mối bất hòa dường như sắp lắng dịu bởi sinh nhật lần thứ 86
của Quốc vương Bhumibol Adulyadej ngày 5/12 đang đến gần. Thế nhưng, khủng hoảng
chưa thể chấm dứt, và Thái Lan vẫn đang vật lộn tìm kiếm một sự cân bằng mới
giữa hai thế lực cạnh tranh nhau về tính hợp pháp chính trị được bầu và không
qua bầu cử.
Thái Lan đang chứng kiến các cuộc biểu tình phản đối chính phủ rầm rộ tại Bangkok. |
Những gì đang diễn ra ở Thái Lan hiện nay gợi nhớ đến khoảng thời gian 5 năm
trước, khi những người biểu tình phản đối Thaksin rầm rộ chống lại chính phủ của
ông này. Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng khi đó là sự kiện sân bay quốc tế chính
ở Bangkok bị chiếm giữ và tòa án hiến pháp giải tán đảng cầm quyền. Rốt cuộc là
Đảng Dân chủ đối lập ngồi được vào chiếc ghế quyền lực.
Tiếp đó, sau hai năm rưỡi, vào năm 2011, đảng Pheu Thai của Thaksin - dưới sự dẫn dắt của bà Yingluck - lại giành được sự ủy quyền của cử tri. Một lần nữa, những người biểu tình phản đối chính phủ lại muốn khai tử "chế độ Thaksin" bằng cách chiếm giữ các cơ quan chính quyền ở thủ đô Bangkok. Lãnh đạo của họ, Suthep Thuagsuban - một nghị sĩ Đảng Dân chủ đã từ chức để dẫn dắt biểu tình - công khai tuyên bố mục tiêu của người biểu tình là thay chính quyền Yingluck bằng một "chính phủ của nhân dân" và nâng cao vai trò của chế độ quân chủ trong nền dân chủ bầu cử ở Thái Lan.
Những người nghe theo lời kêu gọi của ông Suthep hiện nay muốn từ bỏ dân chủ bầu cử để ủng hộ các nhân vật họ cho là xứng đáng mà không cần bầu chọn. Họ muốn "những người tử tế" điều hành chính phủ và định ra đường hướng tương lai cho đất nước.
Có thể thấy, Thái Lan đang trải qua một thử thách cam go đối với nền dân chủ bầu cử của nước này và cách thức có những cuộc kiểm tra toàn diện về một sự cân bằng có thể chấp nhận được. Trong khi phe bầu cử muốn tính hợp pháp phổ thông và sự tín nhiệm quốc tế thì phe phi bầu cử nhấn mạnh đến tính chính trực, đạo đức và ý thức trách nhiệm của những người nắm quyền.
Một chính trị gia được bầu chọn qua lá phiếu có thể đưa đất nước tiến lên bất chấp nạn tham nhũng, vốn được xem là phổ biến và khó tránh khỏi, là người mà phe ủng hộ Thaksin-Yingluck ưu ái. Còn một nhà kỹ trị không cần qua bầu cử nhưng liêm khiết, tinh tường về hoạch định chính sách và làm việc không biết mệt mỏi vì sự tốt đẹp chung là nhà lãnh đạo lý tưởng của những người đang biểu tình trên các ngả đường Bangkok hiện nay.
Làn sóng biểu tình hiện nay ở Thái Lan tiến bộ hơn nhiều so với các lần khủng hoảng trước đó. |
Trong tương lai, các lực lượng lên nắm quyền nhờ bầu cử sẽ phải chứng tỏ họ
chính trực hơn và thiện nghệ hơn trong hoạch định chính sách. Còn những ai nắm
quyền nhờ chỉ định chứ không qua bầu cử sẽ phải "bù đắp" được tính hợp pháp bầu
cử và thực thi chính sách làm sao phục vụ được đa số cử tri. Họ cần ít nhất một
cơ hội để chiếm được cảm tình của chủ nhân của những lá phiếu.
Điều đó có nghĩa là đảng Pheu Thai của anh em Thaksin-Yingluck sẽ phải lắng nghe nhiều hơn nữa những than phiền của phe thiểu số bầu cử, trong khi đảng Dân chủ đối lập sẽ cần một cuộc đại tu hoàn chỉnh về khả năng lãnh đạo và ý tưởng chính sách để có cơ hội giành chiến thắng sau 20 năm gián đoạn. Còn các đảng đứng thứ 3, thứ 4 và nhỏ hơn nữa sẽ cần được thúc đẩy để chiếm được tình cảm của nhiều cử tri hơn.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan hiện nay là một sự tiến bộ lớn so với
những năm gần đây. Quân đội không can thiệp, sân bay nhiều khả năng không phải
ngừng hoạt động, và quan tòa không giải tán một đảng cầm quyền. Đó là những dấu
hiệu tích cực nổi lên từ ngả rẽ tiếp thu dân chủ của Thái Lan. Thái Lan phải tập
hợp được sức mạnh dựa trên sự tiến bộ đó, khi nước này đang vật lộn với sự pha
trộn giữa các trụ cột quyền lực qua bầu cử và các nhân vật nắm quyền nhờ lương
tâm chứ không cần đến lá phiếu.
Thanh Hảo (Theo The Guardian)