Là đội bóng chiếu dưới ở Euro 2020-2021 nhưng Hungary lại chơi thăng hoa bất ngờ trước các “ông lớn” như Đức, Pháp, Bồ Đào Nha. Những trận đấu của đội luôn rất đặc biệt khi sân vận động Puskas Arena (Budapest) kín khán giả trong khi hầu hết các sân cỏ tại châu Âu mới chỉ cho phép 30% chỗ ngồi trên sân có khán giả.

{keywords}

Ngoại lệ hiếm hoi giữa đại dịch Covid-19 của Hungary chính là nhờ tỷ lệ ca nhiễm mới và tử vong thấp.

Từ giữa tháng 6 tới nay, số ca tử vong của Hungary thường ở dưới con số 20. Số ca nhiễm mỗi ngày của nước này trong thời gian gần đây dưới 1.000 người. Vào thời gian diễn ra Euro, số ca nhiễm thường dưới 100 người. Đây là một thành công lớn khi có thời điểm trong đại dịch, số ca nhiễm mỗi ngày của Hungary có khi lên tới 11.000 người, số tử vong trên 300 người.

Với dân số 9,7 triệu người, Hungary có 5,6 triệu người đã tiêm xong cả 2 mũi vắc xin. 

Hungary là một trong những nước hiếm hoi trên thế giới tiêm tới 5 loại vắc xin khác nhau.

Tháng 4, tờ Daily News Hungary đưa ra thông tin về tỷ lệ nhiễm Covid-19 và tử vong sau tiêm vắc xin ở Hungary. Theo đó, 0,4% những người được tiêm chủng nhiễm Covid-19 và 0,02% tử vong. Do đó, vắc xin đã trở thành một công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc chống lại đại dịch.

{keywords}

Tờ báo trên cũng đưa ra thông số cụ thể liên quan tới từng loại vắc xin. Tuy nhiên, so sánh này chỉ mang tính chất tương đối bởi các loại vắc xin được sử dụng cho những đối tượng khác nhau. Ví dụ, các nhân viên y tế, người cao tuổi, có vấn đề sức khỏe sử dụng vắc xin Pfizer. Ngoài ra, một số người có thể chết vì các lý do khác ngoài vắc xin.

Thực tế từ Hungary cho thấy, vắc xin đạt hiệu quả cao vượt trội so với các nguy cơ từ tác dụng phụ.

Tương tự như vậy, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) cũng đưa ra những thông số lạc quan về tiêm chủng vắc xin Covid-19. Ở Mỹ, người dân chủ yếu tiêm vắc xin Pfizer, Moderna sử dụng công nghệ mRNA đang được đánh giá cao nhất hiện nay.

Tỷ lệ sốc phản vệ sau tiêm của các loại vắc xin trên rất thấp (2-5 ca trên 1 triệu người). Với hơn 324 triệu liều vắc xin được tiêm trong 7 tháng, có 5.718 ca tử vong (0,0018%). Đây là tổng số người chết sau tiêm vắc xin ngay cả khi không rõ liệu vắc xin có phải là nguyên nhân hay không.

{keywords}

Trong thử nghiệm lâm sàng với 44.000 người tham gia, các phản ứng phụ hay gặp nhất là đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp và sốt, tỷ lệ 10%. Những phản ứng này thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và hết trong vài ngày sau khi tiêm, gặp nhiều ở người dưới 55 tuổi.

Gần đây, Mỹ ghi nhận tình trạng rất hiếm là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc xin mRNA (780 ca) hay gặp ở ngưới dưới 30 tuổi. CDC Mỹ đang điều tra xem liệu có mối liên quan đến việc tiêm ngừa Covid-19 hay không.

{keywords}

Một loại vắc xin khác đang được sử dụng phổ biến trên thế giới là AstraZeneca. Các phản ứng phụ hay gặp là đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, khó chịu, sốt, ớn lạnh, đau khớp và buồn nôn, tỷ lệ 10%. Phần lớn các phản ứng có hại ở mức độ nhẹ đến trung bình, hay gặp ở người dưới 65 tuổi và thường hết trong vòng vài ngày sau khi tiêm.

Sau tiêm vắc xin AstraZeneca, một số rất ít người có hiện tượng xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối. Tỷ lệ là 3 ca trên 100.000 người dưới 60 tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ này ở những người từ 60 tuổi trở lên là chưa tới 2 ca trên 100.000 người.

{keywords}

Trong khi đó, theo tạp chí Lancet, vắc xin Sputnik V có các tác dụng phổ biến giống các loại vắc xin Covid-19 khác như đau đầu, mệt mỏi, phản ứng tại chỗ tiêm. Trong hơn 16.400 người tham gia tiêm vắc xin có 45 người gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như huyết khối, đột quỵ, tăng huyết áp. Tuy nhiên, Ủy ban giám sát dữ liệu độc lập xác nhận không có trường hợp nào trong số này được coi có liên quan đến vắc xin.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xem xét dữ liệu an toàn từ hơn 16.000 người tham gia tiêm vắc xin Sinopharm. Hầu hết là nam giới từ 18 đến 59 tuổi.

Dựa trên những dữ liệu này, các tác dụng phụ phổ biến nhất là nhức đầu, mệt mỏi, đau tại chỗ tiêm. Khảo sát trên 5,9 triệu người đã được chủng ngừa ở Trung Quốc, có 1.453 trường hợp có phản ứng phụ, có 86 ca nặng.

>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất

Hồng Liên

Đồ họa: Thu Hằng - Huệ Nguyễn

Lý do vắc xin Covid-19 không có tác dụng mãi mãi

Lý do vắc xin Covid-19 không có tác dụng mãi mãi

Một số loại vắc xin có tác dụng 5-10 năm thậm chí bảo vệ trọn đời cho một người khỏi nhiễm bệnh. Nhưng vắc xin Covid-19 thì không.