- Liên quan đến việc huy động tìm nguồn vốn xây dựng sân bay Long Thành, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu cho biết: Đến nay đã có tập đoàn ADPi (nhà thiết kế sân bay hàng đầu của Pháp) cam kết tài trợ số vốn 2 tỉ USD cho sân bay Long Thành. Chính Phủ Nhật cũng cam kết tài trợ nhưng chưa đưa ra con số cụ thể.
Tại buổi tọa đàm trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ (ngày 17/10) về việc xây dựng Dự án sân bay Long Thành, ông Phạm Quý Tiêu cho biết: Trong lúc khó khăn mà tìm ra được dự án có hiệu quả thì chúng tôi nghĩ cần phải làm!
Theo ông Tiêu, việc dự án Sân bay Long Thành phải dùng vốn ODA và trái phiếu Chính phủ vì cho đến bây giờ, với hàng không dân dụng thì hạ tầng khu bay, đường băng, sân đỗ vẫn chưa có nhà đầu tư nào quan tâm đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng, kinh doanh và chuyển giao) và PPP (hợp tác công tư).
Chính vì vậy, Chính phủ quyết định với những hạng mục trên để đảm bảo khẩn nguy về an ninh hàng không thì nhà nước phải đầu tư.
Chính Phủ Nhật cũng cam kết tài trợ nhưng chưa đưa ra con số cụ thể. |
Về nguồn vốn ODA để xây dựng dự án, ông Tiêu cho biết: Về nguồn vốn ODA đã được cam kết giữa hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản vào cuối năm 2013. Chính Phủ Nhật cũng cam kết tài trợ nhưng chưa đưa ra con số cụ thể.
Tuy nhiên, từ nay đến đó chúng ta phải đàm phán rất nhiều.
Theo tờ trình của Bộ GTVT với Chính phủ, quy mô đầu tư giai đoạn 1 dự án sẽ đầu tư Nhà ga hành khách với công suất 25 triệu khách/năm, 2 đường cất hạ cánh với khái toán tổng mức đầu tư khoảng 165.000 tỷ đồng (7,8 tỷ USD).
Để giảm áp lực vốn đầu tư trong tình hình khó khăn hiện nay; rút ngắn thời hạn đưa công trình vào khai thác; kết hợp khai thác, tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Giai đoạn 1 của Dự án thành các giai đoạn 1a và 1b.
Cụ thể, giai đoạn 1a: Xây dựng nhà ga chính có 01 nhánh trung tâm, 1 đường cất hạ cánh đáp ứng lượng hành khách 17 triệu khách/ năm, với khái toán tổng mức đầu tư khoảng 119.000 tỷ đồng (5,7 tỷ USD), mở cửa vào năm 2023. Giai đoạn 1b: Xây dựng hai cánh còn lại của nhà ga chính trung tâm và đường cất hạ cánh thứ hai, mở cửa vào năm 2025.
Ông Lương Hoài Nam – Chuyên gia về hàng không cho rằng: Việc thu hút vốn vào sân bay Long Thành sẽ không có vấn đề gì lớn, gây băn khoăn lo ngại cho các nhà đầu tư. Theo báo cáo tiền khả thi, tỉ suất hoàn vốn là 22% có thể nói là quá hấp dẫn. Rủi ro về thu hút vốn của dự án này là không cao.
“Khái toán 7,8 tỉ USD có thể làm chúng ta băn khoăn ở giai đoạn tiền khả thi. Nếu tới đây chủ trương được thông qua, có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, tư nhân thì sự yên tâm sẽ tăng cao rất nhiều.
Dự án này không khó khăn gì trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư tư nhân, các nhà đầu tư quốc tế. 7,8 tỉ USD là con số khái toán. Thực tế chi phí đầu tư của dự án phụ thuộc vào năng lực tổ chức thực hiện, hơn là con số nằm trong báo cáo tiền khả thi hay dự án khả thi”, ông Nam nói.
Theo Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đánh giá, trong 10 năm tới Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển hàng không nhộn nhịp nhất, dự báo tăng trưởng 5-6%/năm. Vì thế dự án sẽ cho hiệu quả kinh tế trong tương lai.
Vũ Điệp