Kết quả khám nghiệm một xác ướp 2.250 năm tuổi tại Ai Cập cho thấy nguyên nhân cái chết là do bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
TIN LIÊN QUANGiải mã xác ướp người Việt cổ
Tái hiện lại chuyện xưa của xác ướp bí ẩn
Các nhà khoa học thuộc Viện y học Imagens Medicas Integradas (Bồ Đào Nha) đã tiến hành khám nghiệm xác ướp đàn ông được đặt tên là M1 thuộc triều đại Ptolemy (285-230 trước Công nguyên), đang được lưu giữ tại Bảo tàng khảo cổ học quốc gia Bồ Đào Nha.
Xác ướp M1 |
Xác ướp M1 có chiều cao gần 1,7 m và khoảng từ 51 đến 60 tuổi khi tử vong. Xác ướp được chôn ở tư thế hai tay vắt chéo nhau - một tư thế phổ biển của các xác ướp thuộc thời Ptolemy.
Kết quả chụp X-quang số cho thấy một loạt khối u có đường kính từ 0,8 - 1,5 cm ở giữa khung xương chậu và xương cột sống của xác ướp M1. Các nhà nghiên cứu nhận định, những dấu hiệu này cho thấy xác ướp 2.250 năm tuổi đã từng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Ung thư tuyến tiền liệt thường bắt đầu với những khối u bằng hạt óc chó ở tuyến tiền liệt, sau đó lan sang vùng xương chậu, thắt lưng, xương tay chây, xương sườn và cuối cùng lan sang cả bộ xương.
Tiến sĩ Carlos Prates, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail: "Đây là trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt đầu tiên trong Ai Cập cổ đại và là trường hợp thứ hai trong lịch sử thế giới. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm ra bằng chứng cho thấy ung thư chắc chắn tồn tại ở thế giới Ai Cập cổ đại."
Năm 2007, các nhà khoa học đã phát hiện thấy trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt đầu tiên trong lịch sử thế giới trên bộ xương 2.700 năm tuổi của vua Scythian - chết khi khoảng 40 đến 50 tuổi ở miền nam Siberia, Nga.
Kết quả chup X-quang số cũng cho thấy rằng xác ướp M1 mắc bệnh viêm khớp mãn tính. Đây có thể là nguyên nhân khiến xác ướp này bị vẹo cột sống.
Hà Hương