Các nhà thiên văn học vừa phát hiện hành tinh bí ẩn “sinh đôi”, gần giống Trái đất, nằm ở hệ mặt trời cách chúng ta khoảng 200 năm ánh sáng.

{keywords}
Hành tinh mới KOI-314c, nằm ở hệ mặt trời cách chúng ta khoảng 200 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học cho rằng, khám phá này là bước tiến quan trọng trong việc tiếp cận đích đến của việc tìm kiếm hành tinh tương tự với Trái đất.

Hành tinh mới có tên gọi là KOI-314c, có cùng khối lượng Trái đất nhưng đường kính lớn hơn khoảng 60%. Với trọng lượng như vậy, các nhà khoa học cho rằng trên hành tinh mới này có bầu khí quyển tương đối dày.

Các nhà khoa học nhận định, hành tinh KOI-314c được bao bọc bởi lớp khí quyển hydro và heli dày đặc hàng trăm km. Sự hình thành này được xem tương tự như sao Hải vương của hệ mặt trời tại thời điểm một phần khí quyển vẫn còn tồn tại, chưa chịu sự ảnh hưởng từ sức ép của ngôi sao mẹ.

Quỹ đạo của nó quay quanh một ngôi sao lùn có khoảng cách tương đối gần, chu kì quay là 23 ngày. nhiệt độ bề mặt KOI-314c khoảng 104 độ C, quá nóng so với hầu hết các hình thức của sự sống trên trái đất.

Tuy nhiên, ông David Kipping - tiến sĩ thiên văn học thuộc trung tâm Harvard - Smithsonian cho biết: “Hành tinh này có thể cùng khối lượng như Trái đất, nhưng chắc chắn nó không giống như Trái Đất. Nó không có đường phân chia rõ ràng giữa các thế giới đá như trái đất. Hành tinh này khá xốp như thể đó là thế giới của nước hoặc chứa lượng khí khổng lồ”.

Việc phát hiện hành tinh mới KOI-314c được trình bày tại cuộc họp hàng năm của Hiệp hội Thiên văn Mỹ ở Washington DC. Đồng thời, các nhà khoa học cho biết, chúng tôi phát hiện nó trong một lần tình cờ phân tích, bào mòn dữ liệu từ kính thiên văn không gian Kepler để tìm kiếm bằng chứng của các Mặt trăng, thay vì những hành tinh mới.

Theo ĐS&PL