Nhiều ngàn năm trước, sông băng phủ một phần lớn diện tích bề mặt Trái Đất. Nước biển rút xuống sâu, khi mà nhiệt độ thấp đã khiến nước đóng băng thành từng tảng khổng lồ. Nhưng khi Kỷ băng hà qua đi, băng tan, những dòng sông cuồn cuộn nước chảy ồ ạt trên bề mặt Trái Đất.

Nước biển lại dâng dần lên, nước ngọt bị kẹt dưới những lớp trầm tích bị vùi trong làn sóng đại dương. Thập niên 70, khi tiến hành khoan dầu ngoài đại dương, người ta phát hiện ra những túi nước ngọt lớn. Hóa ra dưới làn nước mặn chát, một lượng nước ngọt khổng lồ đang chờ ta nếm thử.

Hồi nước ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ, với phần da cam là nước có độ mặn thấp.

Theo báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên Nature, các nhà khoa học từ Đại học Columbia và Viện Hải dương học Woods Hole dành ra 10 ngày lênh đênh trên biển, sử dụng cảm biến điện từ để đo đạc khu vực biển từ New Jersey tới Massachusetts. Bằng việc đo đạc sóng điện từ đi qua nước mặn và nước ngọt, họ vẽ ra được bản đồ lưu trữ nước ngọt ngầm dưới lòng đại dương.

Hóa ra bể nước khổng lồ vươn ra ngoài khơi bờ biển Atlantic tới 80 km, lượng nước ngầm có thể tích gấp đôi dung tích hồ Ontario, vốn rộn tới 18.960 km2 và sâu tối đa 244 mét.

Hồ nước ngầm bắt đầu từ độ sâu 183 mét dưới lòng biển, rộng ra tới cả trăm kilomet., chứa tới 2.800km3 nước có độ mặn thấp.

Chúng tôi biết tới sự tồn tại của nước ngọt dưới những khu vực biệt lập đó, nhưng chưa bao giờ đo đạc những yếu tố địa lý của nó”, trưởng ban nghiên cứu Chloe Gustafson nói. “Nơi đây có thể trở thành một nguồn tài nguyên quan trọng, xuất hiện ở các khu vực khác nữa trên thế giới”.

Kích cỡ của hồ nước ngọt ngầm dưới lòng biển cho thấy nó có thể nhận cả nước ngọt tới từ đất liền, cấu trúc của nó lại gợi ý rằng những hồ tương tự có thể xuất hiện tại những nơi khác có địa hình tương tự.

Nước nơi đây không thực sự tinh khiết, vẫn chứa một chút muối. Phần hồ gần bờ biển mới có được thứ nước gần với nước ngọt tinh khiết nhất. Dù nhiễm mặn đôi chút, vẫn có thể xử lý dễ dàng và biến hồ nước khổng lồ thành nguồn nước ngọt quý giá.

Theo GenK