Siêu Trái đất Gliese 163c mới được phát hiện quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 163. |
Nhóm các nhà thiên văn quốc tế, đứng đầu bởi tiến sĩ Xavier Bonfils thuộc Viện Hành tinh học và Vật lý học thiên thể Grenoble (Pháp), đã phát hiện một siêu Trái đất với có tên là Gliese 163c nhờ sử dụng kính thiên văn HARPS đặt tại Đài thiên văn Southern Observatory của Cơ quan vũ trụ châu Âu ở Chile.
Hành tinh Gliese 163c có trọng lượng lớn hơn 6,9 lần Trái đất và có quỹ đạo 26 ngày quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 163 thuộc chòm sao Dorado – cách hành tinh của chúng ta 49 năm ánh sáng. Nhóm nghiên cứu cho biết: “Gliese 163c có kích thước lớp gấp từ 1,8 đến 2,4 lần so với đường kính Trái đất, phụ thuộc vào hành tinh này được cấu tạo phần lớn là đá hay nước”.
Gliese 163c nhận ánh sáng trung bình từ ngôi sao mẹ nhiều hơn 40% so với Trái đất nhận ánh sáng từ Mặt trời, khiến hành tinh Gliese 163c nóng hơn Trái đất. Trong khi đó, sao Kim nhận ánh sáng từ Mặt trời nhiều hơn 90% so với hành tinh của chúng ta.
“Chúng tôi không biết các đặc tính bầu khí quyển của hành tinh Gliese 163c, nhưng nếu cho rằng nó bầu khí quyển tương tự Trái đất, thì nhiệt độ bề mặt của hành tinh này vào khoảng 60°C”, các nhà nghiên cứu cho biết trên Daily Mail.
Phần lớn sự sống phức tạp trên Trái đất, như thực vật, động vật và con người, không thể sống sót ở nhiệt độ trên 50°C. Nhưng nhiều tổ chức sống có cấu tạo đặc biệt có thể thích nghi mới mức nhiệt độ trên hoặc cao hơn.
Cùng với hành tinh ‘siêu Trái đất’ Gliese 163c, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một hành tinh lớn hơn, được đặt tên là Gliese 163b, nằm gần ngôi sao mẹ hơn và có chu kỳ quỹ đạo chỉ 9 ngày. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện một hành tinh thứ 3 quay quanh ngôi sao lùn Gliese 163, nhưng hành tinh không được đặt tên vì nó ở khoảng cách quá xa ngôi sao mẹ.
Hà Hương