Hóa thạch của loài linh trưởng lâu đời nhất trên Trái đất từ trước tới này đã được phát hiện hiện tại một khu vực gần sông Dương Tử ở Trung Quốc.

Hóa thạch của loài linh trưởng Archicebus achilles, mới được phát hiện tại khu vực gần sông Dương Tử ở Trung Quốc, có niên đại cách đây khoảng 55 triệu năm. Đây là hóa thạch linh trưởng lâu đời nhất từng được phát hiện cho đến nay.

{keywords}
Bức ảnh mô phỏng loài linh trưởng Archicebus achilles ở Trung Quốc.

Các nhà khoa học cho biết loài linh trưởng Archicebus achilles có kích thước nhỏ hơn cả vượn cáo chuột – loài linh trưởng nhỏ nhất hiện còn sống trên Trái đất. Trọng lượng của chúng thậm chí còn chưa tới 30gam.

Tiến sĩ Xijun Ni, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết hóa thạch mới là một bằng chứng nữa cho thấy rằng các loài linh trưởng có nguồn gốc từ châu Á chứ không phải từ châu Phi như các giả thuyết trước đây.

 “Khu vực này từng có rất nhiều hồ lớn được bao quanh bởi rừng nhiệt đới rậm rạp ở đầu thời kỳ Eocene. Các phân tích của chúng tôi cho thấy ằng loài linh trường mới có kích thước rất nhỏ và trọng lượng chưa tới 30gam. Chúng có chân nhỏ và một chiếc đuôi dài. Loài linh trưởng này chuyền cây rất giỏi và thức ăn chính của chúng là côn trùng”, ông Xijun Ni cho biết.

Loài linh trưởng Archicebus achilles sống chủ yếu ở trên cây và sử dụng ngón chân cái chắc khỏe giống như ngón chân cái của tinhtinh để bám vào cành cây trong khi di chuyển.

Tiến sĩ Xijun Ni và các cộng sự thuộc Viện nghiên cứu khoa học Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu hóa thạch của loài linh trưởng Archicebus achilles từ cách đây vài năm sau khi hóa thạch được phát hiện bởi một nông dân địa phương và sau đó tặng cho viện nghiên cứu.

Hà Hương (Theo Daily Mail)