Một ông già 75 tuổi hàng ngày vẫn nhặt bút, xin
giấy về viết sách dù cuộc sống không hề thiếu thốn. Có người thì giật mình vì sự
tiết kiệm, giản dị của ông còn người khác lại cho rằng làm như vậy thì “bẩn”.
Chuyện lạ: Ông già chuyên “nhặt bút, xin giấy”
Trưa Chủ nhật ngày 8/1/2012 trên VTV3 có phát sóng một phim tài liệu thực tế về “một ông già” chuyên đi nhặt bút bi rơi trên đường (có thể do người ta đánh rơi, có thể do người ta vứt đi) và chuyên đi xin giấy loại một mặt từ các cửa hàng photocopy về để viết.
Xem phim lúc đầu người ta rất buồn cười vì có ông già “hay quá”. Ông tự kể về cái “sướng” của việc viết bút không phải trả tiền, có giấy viết cũng không phải trả tiền. Ông còn làm những việc hết sức “buồn cười” là ông có “kìm”, có “kéo” để còn sửa cả những cái bút nhặt được đó hòng khai thác chúng “triệt để”.
Rồi người xem còn nhìn thấy ông viết một trang giấy có nhiều màu mực (vì chẳng là ông viết bằng nhiều loại bút khác nhau mà!).
Đó là dịch giả, nhà văn Dương Thu Ái, sinh năm 1936,tên thật là Dương Văn Thụ, trước là giáo viên dạy Trung văn tại các trường học ở các tỉnh miền núi; Cao Bằng, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Bắc (cũ)... Năm 1988 ông về hưu và bắt đầu dịch sách, biên tập sách. Năm nay đã 75 tuổi ông vẫn làm việc “rất khỏe” và cho đến nay ông đã xuất bản 250 đầu sách.
Những tranh cãi nhiều chiều
Xem phim xong nhiều khán giả thảng thốt vì lối sống giản dị và tinh thần sống và làm mọi việc có ý nghĩa của nhân vật chính.
Bất ngờ thay, có những khán giả chia sẻ: “Ông nhà mình mà như thế thì mình “CẤM” không cho sờ vào cháu”. Giải thích cho việc này một bạn nói: “Chứ còn gì nữa! Suốt ngày đi nhặt nhạnh những thứ rơi linh tinh đó thì bẩn thỉu! Nhà mình là mình không đồng ý! Mang cả bệnh tật về thì sao? Có thiếu đâu!”. Đây cũng không phải là khán giả duy nhất có suy nghĩ như vậy.
Liệu rằng việc Ông Ái nhặt được tới 3.000 chiếc bút để đầy bồ để viết như vậy có làm cho “nhà bẩn” hay “cháu bẩn” như những khán giả tuổi con, cháu của ông phản ứng? Sạch” hay “Bẩn” khi “nhặt bút” về dùng lại như ông Ái đã làm?
“Nhặt bút”, “xin giấy”, “nhặt đinh”, “mạng quần áo”.., sống tiết kiệm; làm tốt từng việc nhỏ hàng ngày; những thói quen nhân văn như của Ông Ái trong phim này và các nhân vật khác của chương trình Việc Nhỏ Mỗi Ngày (đang phát trên VTV3) liệu có còn “hợp thời” với cuộc sống hôm nay?
Khán giả có thể xem clip gây tranh cãi “Bút nhặt, Giấy xin” dưới đây:
Chuyện lạ: Ông già chuyên “nhặt bút, xin giấy”
Trưa Chủ nhật ngày 8/1/2012 trên VTV3 có phát sóng một phim tài liệu thực tế về “một ông già” chuyên đi nhặt bút bi rơi trên đường (có thể do người ta đánh rơi, có thể do người ta vứt đi) và chuyên đi xin giấy loại một mặt từ các cửa hàng photocopy về để viết.
Xem phim lúc đầu người ta rất buồn cười vì có ông già “hay quá”. Ông tự kể về cái “sướng” của việc viết bút không phải trả tiền, có giấy viết cũng không phải trả tiền. Ông còn làm những việc hết sức “buồn cười” là ông có “kìm”, có “kéo” để còn sửa cả những cái bút nhặt được đó hòng khai thác chúng “triệt để”.
Dịch giả, nhà văn Dương Thu Ái |
Rồi người xem còn nhìn thấy ông viết một trang giấy có nhiều màu mực (vì chẳng là ông viết bằng nhiều loại bút khác nhau mà!).
Đó là dịch giả, nhà văn Dương Thu Ái, sinh năm 1936,tên thật là Dương Văn Thụ, trước là giáo viên dạy Trung văn tại các trường học ở các tỉnh miền núi; Cao Bằng, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Bắc (cũ)... Năm 1988 ông về hưu và bắt đầu dịch sách, biên tập sách. Năm nay đã 75 tuổi ông vẫn làm việc “rất khỏe” và cho đến nay ông đã xuất bản 250 đầu sách.
Những tranh cãi nhiều chiều
Xem phim xong nhiều khán giả thảng thốt vì lối sống giản dị và tinh thần sống và làm mọi việc có ý nghĩa của nhân vật chính.
Sống tiết kiệm có lạc thời? |
Bất ngờ thay, có những khán giả chia sẻ: “Ông nhà mình mà như thế thì mình “CẤM” không cho sờ vào cháu”. Giải thích cho việc này một bạn nói: “Chứ còn gì nữa! Suốt ngày đi nhặt nhạnh những thứ rơi linh tinh đó thì bẩn thỉu! Nhà mình là mình không đồng ý! Mang cả bệnh tật về thì sao? Có thiếu đâu!”. Đây cũng không phải là khán giả duy nhất có suy nghĩ như vậy.
Liệu rằng việc Ông Ái nhặt được tới 3.000 chiếc bút để đầy bồ để viết như vậy có làm cho “nhà bẩn” hay “cháu bẩn” như những khán giả tuổi con, cháu của ông phản ứng? Sạch” hay “Bẩn” khi “nhặt bút” về dùng lại như ông Ái đã làm?
“Nhặt bút”, “xin giấy”, “nhặt đinh”, “mạng quần áo”.., sống tiết kiệm; làm tốt từng việc nhỏ hàng ngày; những thói quen nhân văn như của Ông Ái trong phim này và các nhân vật khác của chương trình Việc Nhỏ Mỗi Ngày (đang phát trên VTV3) liệu có còn “hợp thời” với cuộc sống hôm nay?
Khán giả có thể xem clip gây tranh cãi “Bút nhặt, Giấy xin” dưới đây:
“Việc nhỏ mỗi ngày” là Chương trình truyền hình Xã hội được xây dựng theo thể loại phim phóng sự tài liệu thực tế dài kỳ lần đầu tại Việt Nam. Với thông điệp "Cuộc sống là của bạn",” Việc nhỏ mỗi ngày” cho khán giả trải nghiệm cuộc sống qua những hành động nhỏ, rất nhỏ chúng ta sống mỗi ngày. Chương trình gồm 104 tập phim tài liệu thực tế ngắn do Ban thư kí Biên tập VTV và Công ty VNUNIQUE phát triển, sản xuất; phát sóng trên VTV3 vào 11g trưa các ngày nghỉ cuối tuần thứ Bảy, Chủ Nhật và 11g55 trưa các ngày thứ Tư, thứ Năm hàng tuần từ ngày 19/11/2011. Bạn đọc có thể xem thêm các phim đang gây tranh cãi của chương trình này tại đường link: http://www.youtube.com/watch?v=aHYHG1PwRwA http://www.viecnhomoingay.vn/ |
- Nhân Ái