- Xin chữ đầu năm đã trở thành nét đặc trưng của nhiều người dân Hà thành. Người người xin chữ, nhà nhà xin chữ khiến "phố ông đồ" Văn Miếu trở nên tấp nập, đông vui hơn hẳn ngày thường.
Nhà thơ của Vũ Đình Liên đã khắc vào lòng người dân Việt một nét văn hóa truyền thống thiêng liêng, cao quý mang hồn dân tộc bằng 4 câu thơ:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.”
Nét văn hóa đặc sắc ấy, một thời tưởng như đã chìm vào quên lãng, nhưng nay giữa xã hội hiện đại mỗi độ Tết đến xuân về truyền thống xin chữ và cho chữ lại trở thành nét đặc trưng của nhiều người dân nơi chốn phồn hoa đô hội.
Phố ông đồ bên ngoài hàng rào Văn Miếu – Quốc Tử Giám những ngày cuối năm đã mở cửa, và trong những ngày Tết trở nên tấp nập, đông vui hơn
|
Tấp nập người đến "xin" chữ ở phố ông đồ Hà Nội |
|
Ông đồ Cung Khắc Lược không năm nào vắng mặt |
|
Cho chữ đầu xuân |
|
Ông đồ trẻ khăn xếp, áo...phông, ông đồ già với mũ lưỡi trai đang luyện chữ |
|
Hợp tác xã thơ của Thi sĩ bụi Văn Thùy cũng có ki - ốt ở phố ông đồ Hà Nội |
|
Bà đồ cũng tham gia với áo the khăn xếp |
|
Dù trải chiếu hay ngồi bàn, những ông đồ ngày xuân lúc nào cũng bận rộn. |
|
Sản phẩm mới của phố ông đồ: Chữ được viết trên móc đeo chìa khóa |
|
Chữ được viết sẵn để người xin chữ không phải chờ lâu |
|
Không chỉ có chữ, phố ông đồ còn có cả tranh |
|
Tranh thủ luyện chữ lúc vắng khách |
|
Vợ chồng ông đồ trẻ còn mang cả con ra phố |
|
Chờ khách...
|
|
Ngoài ông đồ còn có cả nhóm họa sỹ ký họa chân dung lấy ngay
|
|
Phút thư giãn của những ông đồ
|
|
Nhiều bạn trẻ đến xin chữ đầu năm
|
|
Hong chữ chờ khô.
|