Nhiều người nói rằng lòng trung thành với Lower Manhattan đã đưa họ trở lại nơi đây, sự sống sót và tái sinh ở phố Wall Street mạnh hơn bao giờ hết.
Có thể đó là sự hùng vĩ của phố Wall, nơi được coi như là thủ đô tài chính của thế giới, mọi động thái giao dịch của nơi đây đều khiến nền kinh tế phải rung động.
Dưới đây là danh sách 12 công ty lớn nhất ở lại với phố Wall sau sự kiện 911.
American Express
Hiện nay: Tầng 3 Trung tâm tài chính thế giới
Sau ngày cuộc tấn công 11/9, American Express mất 11 nhân viên và trụ sở chính ở Trung tâm thương mại thế giới bị hư hỏng nghiêm trọng.
Trước cuộc tấn công, trụ sở chính của công ty này ở tầng 3 Trung tâm thương mại thế giới gồm 3.500 nhân viên và vài trăm nhân viên khác ở tầng 7 của Trung tâm thương mại và vài địa điểm khác gần đó. Sau thiệt hại nghiêm trọng này, American Express phải tạm thời di chuyển trụ sở tới Jersey City, NJ.
Vào 5/2002, công ty bắt đầu chuyển trở lại tòa nhà được xây từ năm 1986 này. Giờ đây, tất cả các hoạt động American Express ở New York đều được diễn ra tại tầng 3 Trung tâm thương mại thế giới.
American Express là một trong những công ty đầu tiên trở lại khu văn phòng của Lower Manhattan. Nó đã hỗ trợ nhiều sáng kiến để xây dựng lại Lower Manhattan sau vụ tấn công 11/9. Năm nay, công ty này là nhà tài trợ chính cho lễ tưởng niệm 11/9 sắp tới.
Ngân hàng New York
|
Trước đây: Số 101 Phố Barclay, Số 100 Phố Church, Số 75 đại lộ Park
Hiện nay: Số 101 Phố Barclay, Số 1 Phố Wall, 120 Broadway
Ngân hàng New York có trụ sở chính tại 101 Barclay Street, phía bắc của Trung tâm thương mại thế giới, cũng đã bị hư hại nặng trong vụ tấn công 11/9. Ngân hàng lâu đời nhất của Mỹ đã tạm thời di dời 7.700 nhân viên đến một văn phòng cho thuê khác với diện tích 1 triệu feet2.
Ngân hàng New York cũng đã phải đối mặt với những khó khăn lớn về tài chính. Tổng thiệt hại của vụ khủng bố này vào khoảng 743 triệu USD. Các thiết bị quản lý quan trọng của ngân hàng bị tiêu hủy gần hết trong ngày 11/9 khiến ngân hàng lâm vào một trận chiến khó khăn.
Những năm tiếp theo, ngân hàng cũng đã mở rộng hoạt động trở lại trước khi sáp nhập với tập đoàn tài chính Mellon để trở thành Ngân hàng New York Mellon vào năm 2007. Mặc dù có nhiều thay đổi nhưng Ngân hàng New York Mellon vẫn giữ trụ sở chính trên đường Barclay.
Ngân hàng Nova Scotia
Hiện nay: Số 1 Liberty Plaza
Vào thời điểm 11/9, Ngân hàng Nova Scotia là một trong 3 ngân hàng Canada lớn nhất ở phố Wall. Nó sở hữu văn phòng diện tích 235.000 feet2 với 400 nhân viên.
Tòa nhà ở số 1 Liberty Plaza bị thiệt hại do bị nhiều mảnh vỡ rơi xuống. Ngân hàng Nova Scotia, đã trở lại đây tiếp tục hoạt động vào tháng 4 năm 2002.
Cantor Fitzgerald
Hiện nay: Số 499 Đại lộ Park
Trụ sở của Cantor Fitzgerald nằm ngay trên vùng tấn công của một chiếc máy bay khủng bố ngày 11/ 9, do đó Cantor Fitzgerald phải chịu sự mất mát về người lớn nhất so với bất kỳ công ty nào. 658 nhân viên ở các vị trí, chiếm gần 2/3 tổng số nhân viên của Cantor đã thiệt mạng.
Các nhà kinh doanh trái phiếu không hy vọng công ty này có thể giao dịch trở lại sau những thiệt hại này nhưng giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch công ty Howard Lutnick - người có anh trai cũng thiệt mạng trong ngày 11/9 - đã tuyên bố sẽ giữ lại công ty bằng mọi giá.
CIBC World Markets
Hiện nay: Số 300 Đại lộ Madison; 425 Đại lộ Lexington
Trước đây, CIBC World Markets chiếm 500.000 feet2 tầng 1 Trung tâm thương mại thế giới, nhưng nó quyết định không trở lại nơi này.
Sau vụ 11/9, CIBC World Markets tạm thời di dời 2.000 đến một văn phòng ở Đại lộ Lexington. Công ty quyết định chờ đợi trụ sở chính ở đại lộ Madison vào hoàn thành vào năm 2003 chứ không trở lại Lower Manhattan nữa.
Citigroup / Salomon Smith Barney (Morgan Stanley Smith Barney)
Hiện nay: Số 399 Đại lộ Park
Salomon Smith Barney, sau này trở thành một bộ phận của tập đoàn Citigroup, có trụ sở ở tầng 7 Trung tâm Thương mại thế giới trước khi xảy ra vụ khủng bố 11/9.
Salomon Smith Barney đã buộc phải di dời 2.500 nhân viên ra các văn phòng xung quanh thành phố. Sau khi tầng 7 Trung tâm Thương mại thế giới hoàn thiện vào năm 2006, công ty này đã trở thành Morgan Stanley Smith Barney và không trở lại đó nữa.
Deutsche Bank
Trước đây: Số 130 Phố Liberty; Tầng 4 Trung tâm thương mại thế giới
Hiện nay: Số 60 Phố Wall
Tầng 4 Trung tâm thương mại thế giới đã bị phá hủy một phần phía nam sau cuộc tấn công 11/9. Nhân viên của Deutsche Bank được sơ tán an toàn nhưng các trang thiết bị của nó đã bị phá hủy hoàn toàn.
Ngân hàng này may mắn khi vẫn có thể duy trì hoạt động bình thường sau khi bị tấn công. Trụ sở chính của ngân hàng này giờ được chuyển đến số 60 phố Wall
Fidelity Investments
Hiện nay: Số 61 Broadway
Fidelity Investments, gốc ở Boston nên không thể coi New York là nhà, nhưng nó lại có tới 900 nhân viên và hơn 200.000 feet2 tại Trung tâm thương mại thế giới.
Công ty này đã mở cửa trở sau vụ khủng bố một vài tháng. Hầu hết các nhân viên của Fidelity đều chuyển đến làm việc tại Broadway.
Goldman Sachs
Trước đây: Số 1 Liberty Plaza; Số phố 85 Broad
Hiện nay: Battery Park City, thành phố Jersey, N.J.
Mặc dù trụ sở chính của Goldman Sachs ở phố Broad, nhưng cơ sở của nó ở số 1 Liberty với 750 nhân viên cũng bị hư hại nặng sau vụ khủng bố 11/9. Thay vì trở lại sau khi trụ sở được xây dựng lại, công ty này đã quyết định đợi hoàn thành của tòa 42 tầng vào năm 2004 tại thành phố Jersey và chuyển đến đây.
Hiện giờ, toàn bộ nhân viên của Goldman đã chuyển đến trụ sở mới là tòa nhà cao nhất Jersey. Nó đã rời bỏ tòa tháp trên phố Broad Street chính nó xây dựng lên vào đầu những năm 1980.
Merrill Lynch
Trước đây: Tầng 2 và 4 Trung tâm Thương mại thế giới
Bây giờ: Tầng 2 và 4 Trung tâm Thương mại thế giới
Merrill Lynch sở hữu hơn 2,5 triệu feet 2 ở tầng 2 và 4 của Trung tâm Thương mại thế giới. Nó đã di dời 7.000 nhân viên sau các cuộc tấn công khiến 3 nhân viên thiệt mạng. Sự kiện 11/9 đã vô hiệu hóa hai trung tâm dữ liệu quan trọng của Merrill Lynch.
Merrill Lynch đã trở về trụ sở chính tại tầng 4 và duy trì văn phòng tại 2 Trung tâm Tài chính Thế giới.
Morgan Stanley
Trước đây: Số 1585 Broadway, Tầng 2 Trung tâm thương mại thế giới
Hiện nay: Số 1585 Broadway; và một vài địa điểm khác
Morgan Stanley là công ty lớn nhất trong tòa tháp đôi, chiếm tới hơn 20 phòng ở tầng 2 Trung tâm Thương mại thế giới. Trụ sở chính của nó nằm ngay bên dưới vùng ảnh hưởng của một trong những máy bay khủng bố.
2.700 nhân viên của Morgan Stanley ở tòa tháp phía nam đã ghi nhận nỗ lực can đảm của Rick Rescorla, một cựu quân nhân Hoa Kỳ ở Việt Nam vì ông này đã ra lệnh sơ tán của công ty kịp thời. Vào thời điểm chiếc máy bay thứ hai tấn công, hầu hết nhân viên của Morgan Stanley đã an toàn ra khỏi tòa nhà.
Đại diện của công ty này nói: "Là người thuê nhà lớn nhất của Trung tâm thương mại thế giới, Morgan Stanley đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi thảm kịch khủng khiếp ngày 11/9. Mười năm sau, chúng ta vinh danh những người đã mất bao gồm 13 nhân viên của Morgan Stanley và các nhà thầu như cũng như thân nhân của họ."
Quỹ Oppenheimer
Hiện nay: tầng 2 Trung tâm thương mại thế giới
Trụ sở chính của Quỹ Oppenheimer nằm dưới khu vực ảnh hưởng của một trong những chiếc máy bay khủng bố nên tất cả 598 nhân viên đều sống sót.
Sau đó, nó đã lên kế hoạch di dời tất cả các hoạt động ra khỏi Midtown Manhattan nhưng vẫn quyết định giữ trụ sở chính ở tầng 2 Trung tâm thương mại thế giới và mở cửa trở lại sau một vài tháng, khi đã khắc phục xong những hư hỏng nghiêm trọng của cuộc tấn công.