Thông tin do tiến sĩ Ken Buesseler, thuộc Viện nghiên cứu hải dương học Woods Hole ở Massachusetts đưa ra tại hội nghị Khoa học đại dương thường niên tổ chức tại thành phố Salt Lake (Mỹ) vào ngày 21/2.
Chất phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Thái Bình Dương cao hơn 1.000 so với mức bình thường |
Kết quả cho thấy nồng độ chất phóng xạ xezi-137 trong những mẫu thu được cao gấp từ 10-1.000 lần so với mức bình thường. Tuy nhiên, tiến sĩ Ken Buesseler cho rằng nồng phóng xạ này vẫn thấp hơn nhiều so với mức có thể ảnh hưởng tới sinh vật biển và những người ăn hải sản.
Xezi-137 không phải là chất phóng xạ duy nhất rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nhưng chất này được quan tâm đặc biệt vì có thể ảnh hưởng lâu dài tới môi trường. Chu kỳ bán rã của chất xezi-137 là 30 năm.
Tiến sĩ Hartmut Nies, thuộc Cơ quan năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA), cho biết phát hiện của tiến sĩ Buesseler không gây ngạc nhiên và cho rằng nước biển có khả năng hấp thu và pha loãng chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
“Phát hiện của nghiên cứu đã được chúng tôi dự đoán trước”, tiến sĩ Hartmut Nies cho biết trên AP. “Chất phóng xạ xezi-137 sẽ bị pha loãng khi ở cách bờ biển trên 30 km và nếu không phải là nước mặn, bạn có thể uống mà không ảnh hưởng tới sức khỏe”.
Hà Hương
Tàu Phobos-Grunt gặp nạn do phóng xạ vũ trụ
Phóng xạ vũ trụ có
thể là nguyên nhân khiến tàu thăm dò sao hỏa Phobos-Grunt gặp nạn,
Giám đốc Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga nhận định hôm 31/1.
Mỹ tái khởi động các dự án nhà máy hạt nhân
Lần đầu tiên từ năm 1978, Hoa Kỳ đã đồng ý cho xây dựng các nhà máy hạt nhân trở lại.
Điện hạt nhân Ninh Thuận an toàn hơn Fukushima
Nhà
máy điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ có những tiêu chuẩn an toàn cao nhất,
đây là khẳng định của Ông Sergey A. Boyarkin – Phó tổng giám đốc Rosatom (Nga).
|