- Còn vài tháng nữa mới đến kỳ thi tuyển sinh đại học nhưng sức nóng của kỳ thi này đã bắt đầu ảnh hưởng tới tâm lý học sinh và rất nhiều phụ huynh.

{keywords}
Ảnh minh họa: Văn Chung

Lo lắng và kỳ vọng đan xen

"Nuôi con ăn học suốt 12 năm trời ai chẳng mong đến ngày hái quả, nên càng gần đến kỳ thi tốt nghiệp và đại học tôi càng lo lắng, thậm chí nhiều đêm không ngủ được" - chị Hoa phụ huynh có con học lớp 12 tâm sự.

Theo lời chị kể thì ngày nào chị cũng phải hối thúc con học bài và đi học thêm để nắm chắc kiến thức cơ bản và học nâng cao. Ngoài ra chị còn tích cực hỏi han kinh nghiệm chăm sóc con của bạn bè trong giai đoạn này để thực sự trở thành người đồng hành tin cậy của cháu. Sợ con mệt mỏi chị còn phải bố trí công việc để đưa đi, đón về những buổi học thêm rồi nấu nhiều món ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng để tẩm bổ cho con…

Không quá căng thẳng đến mất ăn, mất ngủ như chị Hoa nhưng phụ huynh tên Tuấn (Hà Nội) cũng đang “sống trong hồi hộp” mặc dù đây là lần thứ 3 bác có con đi thi đại học. Anh nói, vì mình không học thay cho con được nên chỉ biết định hướng thi khối nào, chọn trường nào và phương pháp học sao cho hiệu quả.

"Nên từ đầu năm lớp 12 con tôi đã quyết định chọn thi khối A nên ngoài giờ học chính trên lớp tôi cho cháu đi học thêm ở các trung tâm luyện thi. Nhưng từ sau Tết tôi quyết định mời một gia sư về dạy tại nhà, một thầy một trò cho chắc ăn" - lời anh Tuấn.

Một phụ huynh khác chia sẻ: Thi đại học là một bước ngoặt quan trọng cho tương lai của con nên tôi cảm thấy khá áp lực, cũng vì thế mà ngày nào cũng nhắc nhở con phải học bài đầy đủ. Hôm nào cháu đi ngủ trước 11h đêm là tôi không yên tâm. Trên thị trường có loại sách nâng cao, luyện thi đại học nào chị cũng tìm mua bằng được để con tham khảo.

Bối rối vì nhiều thay đổi lớn

{keywords}
Học sinh trong ngày hội tư vấn tuyển sinh tại ĐH Bách Khoa Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Tuyết

Khác với các năm trước, theo thông báo của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay có nhiều thay đổi lớn, đó là việc giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường (thi riêng) bên cạnh việc duy trì phương án “3 chung” và sẽ có tối đa là hai đợt thi tuyển sinh trong một năm, thí sinh có quyền tham gia cả hai kỳ thi này...

Đứng trước những thay đổi trên nhiều phụ huynh cũng tỏ ra khá bối rối.

Chị Lan đang làm việc tại Hà Nội được gia đình ở quê giao nhiệm vụ theo dõi các tin tức liên quan đến kỳ thi tuyển sinh đại học và thông tin về các trường mà cậu em trai dự định đăng ký thi.

Để hoàn thành nhiệm vụ, ngày nào chị Lan cũng “sợt” mạng vài lần để tìm hiểu thông tin về các trường, điểm sàn và tỷ lệ chọi của các năm trước, học trường nào thì dễ xin việc, trường nào thi chung, trường nào thi riêng rồi thi thế nào sẽ có lợi hơn…. Tuy nhiên chị vẫn thấy khá lo lắng về việc thi riêng, phương thức ra đề thi và đánh giá xét tuyển nên sẽ định hướng cho em thi vào những trường “3 chung” để tránh rủi ro.

Một số phụ huynh khác lại lo sợ việc trở lại với hình thức thi riêng sẽ diễn ra tình trạng không công bằng, dễ tiêu cực và phát sinh tình trạng học lệch, luyện thi ồ ạt như thời trước “3 chung” bởi mỗi trường sẽ có phương án tuyển sinh riêng. Theo bác những thay đổi của kỳ thi tuyển sinh năm nay khá lớn, để đảm bảo công bằng và hiệu quả thì Bộ cần phải quản lý chặt chẽ các trường tổ chức thi riêng....

Thực tế cho thấy càng đến gần kỳ thi đại học thì phụ huynh càng lo lắng, thấp thỏm chờ đợi, đặc biệt là năm nay sẽ có nhiều thay đổi lớn nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên nếu được định hướng đúng về nghề nghiệp và lựa chọn được một trường phù hợp với khả năng thì kỳ thi đại học sẽ không quá “đáng sợ” nữa.

• Đỗ Quyên