- Sau khi sự phản đối về nguy cơ sức khỏe của học sinh ngày càng tăng, chính phủ Nhật sẽ chi trả cho các trường phổ thông gần nhà máy điện Fukushima bị tàn phá trong thảm họa động đất và hạt nhân đầu tháng 3 vừa qua.
Việc làm này nhằm loại bỏ phóng xạ trên mặt đất và thiết lập giới hạn độ nhiễm phóng xạ thấp hơn cho học sinh.
Bộ Giáo dục ở nước này đã gây nên một loạt những phản đối trong tháng 4 khi đặt giới hạn độ nhiễm phóng xạ đối với trẻ em là 20 mSV (milisievert) trên một năm, vượt hơn 20 lần so với mức độ cho phép trước đó và bằng với tiêu chuẩn quốc tế cho các công nhân tại các nhà máy điện hạt nhân.
Trong những ngày gần đây, những phụ huynh lo lắng đã thẳng thắn lên tiếng về những cái họ cho là những thất bại của chính phủ để bảo vệ trẻ em khỏi các cấp độ nguy hiểm của phóng xạ tại những trường học ở Fukushima.
Quyết định trên đã nhanh chóng trở thành tâm điểm cho sự tức giận đối với quá trình xử lý khủng hoảng và chiến dịch sơ tán hàng chục ngàn người dân của thủ tướng Naoto Kan sau thảm họa về động đất, sóng thần và nhà máy điện nguyên tử 11/3 vừa qua.
Trong vòng 2 tháng, trẻ em tại Nhà Trẻ em Soramame, một trung tâm chăm sóc trẻ em cách nhà máy điện nguyên tử 37 dặm, đã sinh hoạt hoàn toàn ở trong nhà với các cửa sổ được đóng kín để ngăn phóng xạ.
Theo lời của một nhóm xử lý môi trường tại địa phương, các quan chức ở địa phương đã không cho phép một nhóm phụ huynh và giáo viên mặc bộ quần áo bảo hộ tạm cùng với mặt nạ và cầm thuổng để xử lý lớp đất trên cùng của mặt sân trường. Từ đó, một số phụ huynh đã bày tỏ thái độ giận dữ đối với các quan chức giáo dục ở Fukushima hôm thứ 4 vừa rồi, họ đòi hỏi phải hành động nhanh hơn cho các trường học.
Ngoài ra, trong tuần qua, một nhóm cha mẹ học sinh từ Fukushima đã tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ bên ngoài Bộ giáo dục Nhật tại Tokyo nhằm yêu cầu về việc bảo vệ trẻ em tại Fukushima khỏi nhiễm xạ. Họ đưa ra khẩu hiệu: “Hãy cứu lấy con trẻ của chúng ta”.
Bộ trưởng Bộ giáo dục Yoshiaki Takaki cho biết Tokyo sẽ chi tiền cho các trường phổ thông để bỏ đi lớp đất trên cùng của các mặt sân trường đã bị vượt quá giới hạn nhiễm phóng xạ. Đồng thời, Chính phủ trong thời gian hiện tại cũng sẽ đặt lại giới hạn nhiễm phóng xạ cho các em học sinh bằng 1/20 mức độ giới hạn trước đó, tức là 1 mSV/ năm.
Tuy nhiên việc này không hoàn toàn bảo vệ được trẻ em vì các vật chất bị nhiễm xạ đã lan rộng khắp các thành phố và thị trấn. Hiện Chính phủ Nhật đang tiếp tục cuộc đấu tranh với những quyết định lớn hơn trong việc giải quyết vấn đề này, trong đó bao gồm mức độ nhiễm xạ lâu dài mà họ tin rằng chấp nhận được cho người dân.
Trong một cuộc họp báo, ông Takaki trả lời: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ tài chính cho các trường học để có biện pháp xử lý đất nhiễm xạ trong các sân trường như một cách để điều chỉnh thấp đi mức độ nhiễm xạ cho trẻ em”.
Hiện đã có một số thành phố cũng như thị trấn đã dùng các máy ủi để loại bỏ đất bề mặt bị nhiễm xạ ở một số sân trường.
Nhật Bản đang đứng trước sự khó khăn lớn về nguy cơ nhiễm xạ vào các mạch nước ngầm trong mùa mưa sắp tới. Tổ chức Hòa bình Xanh cho biết rằng đã có 36 tấn nước thải bị nhiễm phóng xạ đã bị rò rỉ từ một nơi xử lý chất thải.
Trận động đất kinh hoảng 9 độ richter vào ngày 11/3 và sóng thần đã làm thiệt mạng khoảng 24,000 người và gây mất kiểm soát hoàn toàn nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Đây là thảm họa hạt nhân khủng khiếp nhất của thế giới kể từ thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986. Có khoảng 80,000 người dân sống xung quanh khu vực nhà máy đã phải di dời chỗ ở và Chính phủ Nhật đang phải đối mặt hàng ngày với việc xử lý hậu quả của các thảm họa trên.
Thuần Dũng (tổng hợp)
Việc làm này nhằm loại bỏ phóng xạ trên mặt đất và thiết lập giới hạn độ nhiễm phóng xạ thấp hơn cho học sinh.
Bộ Giáo dục ở nước này đã gây nên một loạt những phản đối trong tháng 4 khi đặt giới hạn độ nhiễm phóng xạ đối với trẻ em là 20 mSV (milisievert) trên một năm, vượt hơn 20 lần so với mức độ cho phép trước đó và bằng với tiêu chuẩn quốc tế cho các công nhân tại các nhà máy điện hạt nhân.
Trong những ngày gần đây, những phụ huynh lo lắng đã thẳng thắn lên tiếng về những cái họ cho là những thất bại của chính phủ để bảo vệ trẻ em khỏi các cấp độ nguy hiểm của phóng xạ tại những trường học ở Fukushima.
Biểu tình trước Bộ giáo dục Nhật để yêu cầu về việc bảo vệ trẻ em khỏi nhiễm xạ ngày 23/5/2011 (Ảnh: Nytimes) |
Quyết định trên đã nhanh chóng trở thành tâm điểm cho sự tức giận đối với quá trình xử lý khủng hoảng và chiến dịch sơ tán hàng chục ngàn người dân của thủ tướng Naoto Kan sau thảm họa về động đất, sóng thần và nhà máy điện nguyên tử 11/3 vừa qua.
Trong vòng 2 tháng, trẻ em tại Nhà Trẻ em Soramame, một trung tâm chăm sóc trẻ em cách nhà máy điện nguyên tử 37 dặm, đã sinh hoạt hoàn toàn ở trong nhà với các cửa sổ được đóng kín để ngăn phóng xạ.
Theo lời của một nhóm xử lý môi trường tại địa phương, các quan chức ở địa phương đã không cho phép một nhóm phụ huynh và giáo viên mặc bộ quần áo bảo hộ tạm cùng với mặt nạ và cầm thuổng để xử lý lớp đất trên cùng của mặt sân trường. Từ đó, một số phụ huynh đã bày tỏ thái độ giận dữ đối với các quan chức giáo dục ở Fukushima hôm thứ 4 vừa rồi, họ đòi hỏi phải hành động nhanh hơn cho các trường học.
Ngoài ra, trong tuần qua, một nhóm cha mẹ học sinh từ Fukushima đã tổ chức một cuộc biểu tình rầm rộ bên ngoài Bộ giáo dục Nhật tại Tokyo nhằm yêu cầu về việc bảo vệ trẻ em tại Fukushima khỏi nhiễm xạ. Họ đưa ra khẩu hiệu: “Hãy cứu lấy con trẻ của chúng ta”.
Bộ trưởng Bộ giáo dục Yoshiaki Takaki cho biết Tokyo sẽ chi tiền cho các trường phổ thông để bỏ đi lớp đất trên cùng của các mặt sân trường đã bị vượt quá giới hạn nhiễm phóng xạ. Đồng thời, Chính phủ trong thời gian hiện tại cũng sẽ đặt lại giới hạn nhiễm phóng xạ cho các em học sinh bằng 1/20 mức độ giới hạn trước đó, tức là 1 mSV/ năm.
Tuy nhiên việc này không hoàn toàn bảo vệ được trẻ em vì các vật chất bị nhiễm xạ đã lan rộng khắp các thành phố và thị trấn. Hiện Chính phủ Nhật đang tiếp tục cuộc đấu tranh với những quyết định lớn hơn trong việc giải quyết vấn đề này, trong đó bao gồm mức độ nhiễm xạ lâu dài mà họ tin rằng chấp nhận được cho người dân.
Một em bé cầm tờ kiến nghị mong muốn được bảo vệ khỏi phóng xạ (Ảnh: Nytimes). |
Trong một cuộc họp báo, ông Takaki trả lời: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ tài chính cho các trường học để có biện pháp xử lý đất nhiễm xạ trong các sân trường như một cách để điều chỉnh thấp đi mức độ nhiễm xạ cho trẻ em”.
Hiện đã có một số thành phố cũng như thị trấn đã dùng các máy ủi để loại bỏ đất bề mặt bị nhiễm xạ ở một số sân trường.
Nhật Bản đang đứng trước sự khó khăn lớn về nguy cơ nhiễm xạ vào các mạch nước ngầm trong mùa mưa sắp tới. Tổ chức Hòa bình Xanh cho biết rằng đã có 36 tấn nước thải bị nhiễm phóng xạ đã bị rò rỉ từ một nơi xử lý chất thải.
Trận động đất kinh hoảng 9 độ richter vào ngày 11/3 và sóng thần đã làm thiệt mạng khoảng 24,000 người và gây mất kiểm soát hoàn toàn nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Đây là thảm họa hạt nhân khủng khiếp nhất của thế giới kể từ thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986. Có khoảng 80,000 người dân sống xung quanh khu vực nhà máy đã phải di dời chỗ ở và Chính phủ Nhật đang phải đối mặt hàng ngày với việc xử lý hậu quả của các thảm họa trên.
Thuần Dũng (tổng hợp)