Ít nhất 80 phụ nữ tới từ Ấn Độ và Pakistan đã phải trải qua cuộc “kiểm tra trinh tiết” vào những năm 1970 do các nhân viên xuất nhập cảnh Anh tiến hành khi cố gắng nhập cư vào nước này.
Các tài liệu mật do hai học giả Australia tìm thấy tại trung tâm lưu trữ quốc gia London tiết lộ các cuộc kiểm tra này dựa trên danh nghĩa “kiểm tra tình trạng hôn nhân” của những phụ nữ đến từ các quốc gia khác muốn nhập cư vào Anh để kết hôn, biện pháp này diễn ra nhiều hơn những gì trước đây mọi người vẫn biết.
Cho tới tháng 2 năm 1979, những cuộc kiểm tra trên mới bị coi là bất hợp pháp sau khi một bài báo của Guardian tiết lộ về một giáo viên 35 tuổi người Ấn Độ đã bị một bác sỹ nam “kiểm tra trinh tiết” khi cô tới sân bay Heathrow.
Tại thời điểm đó, Bộ Nội vụ đã phủ nhận bất cứ cuộc kiểm tra nào như vậy. Tuy nhiên, người phụ nữ Ấn Độ lại nói với phóng viên báo Guardian rằng cô đã phải ký vào mẫu đơn “khám phụ khoa và cả âm đạo nếu cần thiết” vì lo sợ sẽ bị trục xuất về Ấn Độ. Cô cũng cho biết thêm bác sỹ đã đeo găng tay cao su, lấy thuốc ra khỏi tuýp sau đó đặt nó vào một miếng bông và nhét vào người cô. Bác sỹ nói với cô rằng ông ấy muốn kiểm tra xem cô đã từng có thai trước đó hay không.
Sau đó, người phụ nữ này đã bồi thường 500 bảng Anh nhưng không nhận được bất cứ lời xin lỗi nào. Hơn nữa, cô còn phải đồng ý “không tiến hành bất kỳ thủ tục tố tụng nào đối với Bộ Nội vụ”. Bộ Nội vụ cũng nhấn mạnh rằng số tiền trên không phải là tiền “bồi thường” mà ngụ ý thừa nhận về hành động không đúng của các nhân viên di trú.
Cựu thủ tướng Anh, Jim Callaghan đã gửi thư tới thủ tướng Ấn Độ Moraji Desai xác nhận những vụ việc trên là có thật nhưng chỉ có 2 trường hợp trong vòng 7 năm và khẳng định sẽ không để xảy ra lần nữa.
Tuy nhiên, các tài liệu gần đây tiết lộ các cuộc kiểm tra diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt là tại văn phòng Cao ủy Anh ở Ấn Độ và Pakistan. Theo báo cáo của các quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Anh, có 73 trường hợp tại New Delhi và 9 trường hợp tại Bombay trong vòng 3 năm (1976-1979).
Hai học giả người Australia, Marinella Marmo và Evan Smith đã kêu gọi các nhà chức trách Anh lên tiếng xin lỗi chính thức về chuyện này.
Một phát ngôn của Cục biên giới Anh cho biết những cuộc kiểm tra xảy ra cách đây 30 năm là hoàn toàn sai trái. Các chính sách nhập cư của chính phủ hiện nay đã phản Ánh trách nhiệm và tôn trọng quyền con người của những người nhập cư.
Sầm Hoa (Theo Asiancorrespondent.com)
- Chính trị
- Thời sự
- Kinh doanh
- Thể thao
- Thế giới
- Giáo dục
- Giải trí
- Văn hóa
- Đời sống
- Sức khỏe
- Thông tin và Truyền thông
- Pháp luật
- Ô tô xe máy
- Bất động sản
- Du lịch
- Bạn đọc
- Tuần Việt Nam
- Toàn văn
- Công nghiệp hỗ trợ
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Thị trường tiêu dùng
- Dân tộc - Tôn giáo
- Giảm nghèo bền vững
- Nông thôn mới
- Dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung chuyên đề
- English
- Đính chính
- Talks
- Hồ sơ
- Ảnh
- Video
- Multimedia
- Podcast
- Tin tức 24h
- Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
- Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
- Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2,
- Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 19001081 (8h-17h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
- © 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
- Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
- Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet
- Hotline: 0919 405 885 (Hà Nội) - 0919 435 885 (Tp.HCM)
- Email: contact@vietnamnet.vn
- Báo giá: http://vads.vn
- Hỗ trợ kỹ thuật: support@tech.vietnamnet.vn