Đại dịch Covid-19 tấn công mọi ngõ ngách của thế giới. Đây là cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu này gây ra thiệt hại lớn cho các nền kinh tế, các ngành công nghiệp, tác động tới việc làm và sinh kế của mỗi hộ gia đình. Dịch bệnh vẫn đang có sự gia tăng phức tạp nhưng chính phủ các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã bắt đầu kế hoạch phục hồi sau đại dịch.
Dù đang phải đối mặt với sự gia tăng số ca bệnh nhưng Việt Nam vẫn được xem là một ví điển hình cho khả năng chống dịch thành công. Điều này đã giúp nền kinh tế giữ được đà tăng trưởng; GDP của Việt Nam được ước tính đã tăng hơn 2% trong năm 2020, ngay thời điểm các nền kinh tế khác trong khu vực đang thu hẹp.
Ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam đã đóng góp 86,4 tỷ USD vào GDP trong năm 2019, tương đương mức đóng góp 26% vào GDP. |
Trong bức tranh tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam, ngành nông nghiệp thực phẩm đóng một vai trò quan trọng. Theo Báo cáo do Oxford Economics công bố hồi đầu tháng 4 mang tên Tác động kinh tế của ngành nông nghiệp thực phẩm tại Việt Nam, ngành nông nghiệp thực phẩm đóng góp 86,4 tỷ USD vào GDP trong năm 2019, tương đương mức đóng góp 26% vào GDP toàn quốc, cung cấp 27,5 triệu việc làm, chiếm một nửa lực lượng lao động trên cả nước. Ngành nông nghiệp thực phẩm cũng đóng góp tổng cộng 13,2 tỷ USD vào thu nhập thuế của Việt Nam.
Đáng chú ý, ngành nông nghiệp thực phẩm có khả năng chống chịu cao ngay cả trong đại dịch COVID-19, đạt mức tăng trưởng 4% vào năm 2020, tương đương mức đóng góp tăng 3,7 tỷ USD vào GDP toàn quốc. Cũng trong báo cáo của Oxford Economics đã đánh giá cao khả năng thúc đẩy phục hồi kinh tế của ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam, hiện đang xếp thứ 2 trên 10 quốc gia, chỉ sau Singapore.
Điều đó tiếp tục khẳng định nông nghiệp thực phẩm là một mũi nhọn kinh tế và là trụ cột quan trọng của nền kinh tế Viêt Nam. Tuy nhiên, các ngiên cứu cũng canh báo, khi ngành nông nghiệp thực phẩm của Việt Nam vẫn duy trì khả năng chống chịu cao trước những thách thức của đại dịch, những biến thể virus mới, rủi ro cung cầu và tài khóa vẫn là mối đe dọa làm gián đoạn đà tăng trưởng của ngành nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Chính sách liên ngành hỗ trợ nông nghiệp
Để phát triển trong trạng thái bình thường mới, trước tiên, Việt Nam có chính sách hợp tác chặt chẽ để tạo ra một môi trường thương mại thuận lợi, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực luôn công khai, minh bạch và có thể dự trù trước. Điều này sẽ tạo nền móng cho một mạng lưới thực phẩm đáng tin cậy và đảm bảo nguồn cung thực phẩm, nguyên liệu cho mọi người - cả ở cấp độ người tiêu dùng và đơn vị sản xuất.
Cần có sự hợp tác đa ngành để đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho cả người tiêu dùng và đơn vị sản xuất |
Các nhà hoạch định chính sách cũng sẽ cần hợp tác chặt chẽ với ngành nông nghiệp thực phẩm để đưa ra các chính sách tiềm năng nhằm khôi phục vị thế tài khóa của Việt Nam khi chúng ta vượt qua được đại dịch lần này. Theo đó, các chính sách tài khóa mới được đưa ra đều cần phải được thiết kế kĩ càng, có mục tiêu cụ thể, dựa trên bằng chứng rõ ràng và có quy chuẩn hiệu quả; nếu không, nguy cơ bị gián đoạn trên diện rộng trong toàn ngành và tác động lên nền kinh tế Việt Nam sẽ rất lớn.
Trong đó, các chuyên gia lưu ý, việc tăng thuế bán hàng có thể tác động lên nhu cầu của các hộ gia đình do thực phẩm và đồ uống không cồn hiện đang chiếm hơn một phần ba chi tiêu của hộ gia đình.
Bên cạnh đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đường và nhựa cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Không thể phủ nhận các biện pháp kể trên có ý nghĩa với các vấn đề sức khỏe và môi trường trong dài hạn, đồng thời tạo ra nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp việc can thiệp cần phải cân nhắc để không lặp lại các bài học quá khứ cho thấy các chính sách tài khóa lại tác dụng ngược, khiến người tiêu dùng, doanh nghiệp ảnh hưởng và nguồn thu thuế không có lợi như mong muốn.
Ông Matt Kovac, Giám đốc Điều hành Food Industry Asia |
Khi Philippines đưa ra mức thuế đối với đồ uống có đường (SSBs) năm 2018 thì các cuộc khảo sát được tiến hành một tháng sau đó cho thấy doanh số bán hàng của các cửa hàng nhỏ giảm. Việc thực thi thuế cũng gặp nhiều khó khăn do không có sự giám sát về loại đường nào trong các đồ uống có đường (SSBs) sẽ bị đánh thuế. Sự bất lợi này dẫn đến thâm hụt lớn trong doanh thu dự kiến từ thuế.
Kinh nghiệm cho thấy, để có những biện pháp tài khóa thành công, các nhà hoạch định chính sách phải thường xuyên trao đổi với các bên liên quan để luôn được trang bị kiến thức chuyên môn, đồng thời có những hỗ trợ kịp thời, cho phép họ phát triển các chính sách và chương trình có hiệu quả, giúp đạt được những mục tiêu cao hơn.
Tận dụng nông nghiệp thông minh
Nông nghiệp hiện chiếm gần 2/3 tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp thực phẩm vào GDP của Việt Nam, và được ước tính sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2020. Vị thế của ngành nông nghiệp cũng mở ra cơ hội đầu tư lớn cho công nghệ và phát triển kĩ năng mới, đồng thời nâng cao tầm quan trọng của việc đưa nông nghiệp thông minh tại Việt Nam. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng phục hồi và tăng cường hiệu quả cho chuỗi giá trị thực phẩm truyền thống vốn sử dụng nhiều lao động tại Việt Nam.
Cần đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao |
Chuyển đổi ngành nông nghiệp Việt Nam thành một lĩnh vực tăng trưởng cao sẽ giúp đất nước tiến lên hậu đại dịch. Trên hết, việc áp dụng các công nghệ và giải pháp sáng tạo giúp nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí và thực hiện các quy tắc cảnh báo sớm.
Những cuối của năm 2021 được dự báo còn nhiều khó khăn cho ngành nghiệp thực phẩm và nền kinh tế toàn quốc. Đại dịch sẽ còn gây thiệt hại lớn đến đâu, phụ thuộc phần nhiều vào các phản ứng chính sách trong ngắn, trung và dài hạn. Hiện vẫn còn nhiều cơ hội để nâng cao khả năng phục hồi, tính bền vững và năng suất của ngành. Đổi lại, Việt Nam thậm chí có thể vươn lên mạnh mẽ hơn cả thời gian trước cuộc khủng hoảng toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, những cách tiếp cận chính sách vì tăng trưởng phải được thực hiện dưới sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và ngành nhằm xây dựng và đưa ra những chính sách ưu tiên giúp định hướng vững chắc cho nền kinh tế Việt Nam.
Matt Kovac (Giám đốc Điều hành Food Industry Asia)
Thế mạnh phục hồi sau đại dịch, Việt Nam top đầu Đông Nam Á
Với vai trò là trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc gia, ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam vẫn duy trì khả năng chống chịu cao trong đại dịch Covid-19 cùng tiềm năng thúc đẩy phục hồi kinh tế đứng thứ hai trong khu vực.