Nhà máy hiện đại, tiêu chuẩn châu Âu
Sáng 14/10, Công ty TNHH Cách âm Cách nhiệt Phương Nam tổ chức lễ khánh thành nhà máy panel chống cháy quy mô lớn tại khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM. Đây là nhà máy thứ hai và cũng là nhà máy lớn nhất của công ty, sở hữu chuỗi dây chuyền công nghệ sản xuất tấm vật liệu cách âm, cách nhiệt và chống cháy theo các tiêu chuẩn châu Âu.
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Giáp Văn Thanh - Tổng giám đốc công ty cho biết, hơn 20 năm công ty vượt nhiều khó khăn, thử thách, việc triển khai cụm nhà máy hiện đại chứng minh vị thế vững vàng của doanh nghiệp, đồng thời thể hiện tầm nhìn trong việc trở thành nhà sản xuất đáp ứng xu hướng sử dụng vật liệu nhẹ, công nghệ cao của ngành xây dựng trong nước.
Ông Giáp Văn Thanh cho biết: "Cụm nhà máy là bước ngoặt lớn của công ty, tạo tiền để để Phương Nam đầu tư các công nghệ mới, đẩy mạnh các dây chuyền sản xuất tự động, cải thiện môi trường sản xuất, nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm tấm cách nhiệt mới".
Nhà máy panel cách nhiệt mới của Phương Nam có mức đầu tư đến hàng chục triệu đô, hoàn thành trong ba tháng với tổng diện tích sử dụng 25.000m2.
Nhà máy có công suất đến 37.000m2 panel mỗi ngày, tương đương 15.000 tấn vật liệu một năm. Nhà máy được đầu tư các dây chuyền, thiết bị hiện đại, tự động hóa và công nghệ mới nhất từ châu Âu, điều chỉnh bởi các kỹ sư Đài Loan để thành phẩm ra đời phù hợp với nhu cầu của các khách hàng Việt.
Trong quá trình xây dựng, đội ngũ quản lý dự án của Phương Nam hướng đến đáp ứng các tiêu chuẩn công trình xanh. Hệ vách dựng, mái áp của nhà máy đều sử dụng panel hai mặt tôn cách nhiệt cách âm do công ty sản xuất. Vật liệu giảm tác động của khí hậu nắng nóng tại miền Nam, đảm bảo hiệu suất làm việc của công nhân, đồng thời giảm tiêu thụ điện năng cho các hệ thống cấp gió tươi, giúp bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, nhà máy còn xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước mưa biến thành nước sinh hoạt, điều tiết nước sử dụng. Ngoài ra, công ty còn chú trọng xây dựng các mảng xanh nội khu công trình, trang bị hệ thống tưới cỏ tự động, nhằm đảm bảo chất lượng không khí và tạo cảnh quan.
“Trong quá trình thi công và vận hành, các công trình của chúng tôi luôn dựa trên chuẩn LEED Gold của Mỹ để làm thước đo. Mục tiêu chúng tôi kiên trì theo đuổi tiêu chuẩn công trình xanh quốc tế, trước hết là tạo điều kiện làm việc tốt cho công nhân, từ đó tạo ra sản phẩm chất lượng cho khách hàng", đại diện Phương Nam cho biết.
Đại diện doanh nghiệp cho biết, việc đưa vào vận hành hai dây chuyền công suất lớn còn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về giải pháp vật liệu cách âm, cách nhiệt trong nước lẫn khu vực.
Phương Nam đẩy mạnh phát triển thương hiệu
Theo ước tính từ công ty Phương Nam, tại khu vực Đông Nam Á, tổng sản lượng panel cách nhiệt cần cung ứng là 21,1 triệu m2. Trong đó, Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn với hơn 6,3 triệu m2 panel. Trong dự đoán, sản lượng sẽ tăng trung bình 18% mỗi năm, đạt 10,5 triệu m2 vào năm 2021.
Bên cạnh đầu tư công nghệ và xây dựng nhà máy quy mô lớn, trong giai đoạn 2019-2020, đại diện Phương Nam cho biết công ty còn triển khai chương trình phát triển thương hiệu, mở rộng mạng lưới khách hàng.
Theo ông Giáp Văn Thanh, chiến lược này bước đầu mang lại nhiều thành công khi 10% sản lượng panel của Phương Nam hiện xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Philippines và châu Âu như Ba Lan, Hà, Cộng hòa Séc. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được tập đoàn xây dựng đến từ các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu thông qua sử dụng cho các công trình,
Công ty TNHH Cách âm Cách nhiệt Phương Nam có trên 25 năm hoạt động trong lĩnh vực vật liệu cách âm - cách nhiệt - chống cháy - chống nóng - giảm ồn. Năm 2018, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng 200% so với năm trước. Các dự án của doanh nghiệp trải dài khắp Việt Nam với các lĩnh vực dược phẩm, nhà xưởng, kho lạnh, phòng sạch... Một số dự án tiêu biểu như nhà máy nhiệt điện Long Phú (Sóc Trăng), nhà máy nước Satori (Long An), trang trại Phú Gia (Thanh Hóa), nhà máy hàng không Sunshine (Đà Nẵng)...
Doãn Phong