"Cái chuyện mà mỗi một cái nghề, cái nghiệp họ sẽ có tình cảm riêng với nhau nên đừng nói nghệ sĩ 'ăn mày' nọ kia".


{keywords}

- Hiện nay, diễn viên Chí Trung đang bị dư luận cho là 'thái quá' khi đứng lên kêu gọi khán giả quyên góp tiền cho Chánh Tín 'giữ' lại ngôi nhà 10 tỷ. Điều này làm tôi nghĩ đến hình ảnh Phương Thanh năm 2013, khi chị đứng ra bảo vệ Siu Black thoát khỏi vòng vây giang hồ để có thể hát trả nợ?

Đầu tiên, tôi chia sẻ với anh Chí Trung vì tôi biết, một người ngã xuống một người đứng lên trợ giúp người ta hay gọi là 'làm ơn mắc oán'. 'Cứu vật vật trả ơn. Cứu người, người mắc oán' là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, người giúp thì chắc sẽ không quan tâm đến điều đó đâu vì ai cũng có quyền nghĩ theo xu hướng người ta. Bởi vậy mới nói, tâm của con người đi từ chỗ hẹp nhất cho tới mở rộng nhất. Mà người mở rộng là người không quan tâm đến những vấn đề khác.

Một người ngã xuống thì không cần quan trọng người đó đúng hay sai mà nên đứng về phía họ trước rồi tính. Đó là cái tình đồng nghiệp, không thể bỏ mặc nhất là anh Chánh Tín lại là thế hệ đi trước. Còn trong cuộc sống xã hội này có người có đạo, có người không có đạo, có người tư tưởng thoáng, có người họ không thoáng nên chuyện gì cũng ra hai luồng hết đấy!

- Nhưng chị nghĩ sao khi nhiều người cho rằng trường hợp kêu gọi từ thiện cho anh Chánh Tín là kiểu 'ăn mày dĩ vãng' vì cái khổ của anh ấy hiện tại chỉ là cái khổ so với người giàu?

{keywords}

Bây giờ anh Tín có sai điều gì hay đúng điều gì thì đó là chuyện riêng của anh Tín. Còn tôi là người đồng nghiệp, anh em trong giới với nhau, khi có người bên mình ngã ngựa thì không được làm ngơ. Đó là cái chuyện mà mỗi một cái nghề, cái nghiệp họ sẽ có tình cảm riêng với nhau nên đừng nói nghệ sĩ 'ăn mày' nọ kia.

Người ta nói 'đức năng thắng số' nên ai cũng phải đi làm phúc. Còn bây giờ cái chuyện anh Chánh Tín có như thế nào thì không ai quan tâm điều đó vì anh Tín có sai, anh Tín chịu đó là số mệnh, cuộc đời anh Tín phải trả giá đó là chuyện của anh Tín. Còn ở đây là đồng nghiệp không nỡ quay lưng khi đồng nghiệp của mình nhất là người ta quí trọng ngã xuống. Chứ giờ còn ngồi tính thì người ta 'chết' luôn rồi.

- Có ý kiến cho rằng, nghệ sĩ giờ cứ vỡ nợ là lên truyền thông, mạng xã hội 'kêu nghèo kể khổ' để nhận tiền khán giả. Chị có cảm thấy chạnh lòng về định kiến này không?

Tôi nghĩ người ta giúp nhau là tự nguyện nhé! Chứ giờ có muốn 'ăn mày', người ta không thích cho thì vẫn không cho.

Tóm lại là không nên trách người ngã ngựa vì có đúng có sai thì cũng thua rồi, họ còn một tý phúc nên còn có người thương mà cho. Mỗi ngành có một tính chất riêng, văn phòng thì có tổ chức lãnh đạo, công đoàn đứng ra khi có nhân viên  gặp vấn đề trong công việc, cuộc sống. Còn nghệ sĩ thì có khán giả, đâu phải ai cũng ghét nghệ sĩ và ai cũng thương nghệ sĩ đâu. Nên ai thương cứ giúp còn ai không thì cũng đừng nói bởi vì mỗi một lời nói ra, đúng thì được phúc, không đúng thì tổn phúc cực kì.

Nghệ sĩ cũng là con người bình thường, họ sai lắm, đúng lắm phải gặp họ ngoài đời mới rõ. Ai nói dối điều gì thì nghiệp người đó nặng và người ta sẵn sàng quay lưng với người nghệ sĩ nói dối. Còn lừa thì cũng chỉ lừa được giây phút ban đầu chứ không thể lừa đến giây thứ 10. Cho nên tôi nghĩ, một là mình giúp bằng tiền, hai bằng tinh thần không thì mình chia sẻ bằng lời nói nhẹ nhàng. Còn không thì không nói gì hết.

- Theo chị thì tại sao một nghệ sĩ trong tận Sài Gòn 'ngã ngựa' mà không phải nghệ sĩ Sài Gòn đứng lên kêu gọi mà một nghệ sĩ tận Hà Nội lại đảm nhận nhiệm vụ 'mắc oán' này?

Tôi nghĩ chỉ cần một nghệ sĩ có uy tín đứng lên là đủ đại diện cho nghệ sĩ cả Bắc - Nam. Anh Chí Trung cũng điện cho tôi và bảo: 'Anh cám ơn em, cám ơn em đã làm cho Siu Black...'. Anh ấy cũng nói thêm rằng, anh có cần lên báo đâu nhưng anh Tín là đàn ông chẳng lẽ tôi phải đứng lên nữa thì mệt.

(Theo GDVN)