2 năm trở lại với nghiệp diễn, người nghệ sĩ đã gần 90 tuổi đã trở thành người cao tuổi nhất còn đứng trên sân khấu. Những căn bệnh ngày nào dường như đã lùi xa và Tòng Sơn lại mệt mài với cây kèn để đem niềm vui cho khán giả. 

Mạc Can: Nghèo đến độ máy tính hỏng không có 300 nghìn đồng để sửa

Đời diễn nhiều oái oăm của Lê Bình trước khi ung thư phổi

Đêm nhạc có tên là “Đêm tri ân” được nghệ sỹ Tòng Sơn tổ chức vừa diễn ra tại phòng trà We (Số 8- Lê Quý Đôn- Quận 1- TPHCM) đã thu hút gần 200 khán giả tới xem. Và một lần nữa khán giả được chứng kiến tài năng của người nghệ sĩ có mệnh danh là "Quái kiệt" dù ông sắp bước qua tuổi 90.

{keywords}
'Quái kiệt' Tòng Sơn: Tuổi già bệnh tật, gần 90 tuổi vẫn đi diễn

Tòng Sơn tên thật là Dương Ngô Tòng sinh năm 1930 tại Vĩnh Long. Con đường đến với chiếc kèn Hacmonica thật tình cờ khi cậu bé Tòng nhặt được một chiếc kèn vào năm 15 tuổi. Thổi thử thấy hay hay cậu bé Tòng liền tìm thầy để học. May mắn có một người cậu họ biết đôi chút về kèn, Tòng Sơn đã học và tập toẹ thổi được vài bài. Khi lên Sài Gòn làm công nhân, chiếc kèn đó vẫn được Tòng Sơn giữ để thỉnh thoảng đem ra thổi như một thú vui. Rồi một lần, nhờ bạn bè động viên, Tòng Sơn đã mạnh dạn đăng ký thi tại cuộc thi Tuyển lựa tài tử do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức. Thật bất ngờ Tòng Sơn đã trúng tuyển và bắt đầu theo nghiệp biểu diễn kèn chuyên nghiệp.

Nhưng ông thừa nhận do chỉ được học nhạc một cách nghiệp dư nên tiếng kèn của ông chưa thể đạt đẳng cấp của những nghệ sỹ được học hành bài bản nên để hút khách, ông nghĩ ra nhiều kiểu chơi kèn độc đáo như vừa chơi kèn vừa uống bia, vừa chơi kèn vừa ăn chuối, chơi cùng lúc 2 cây kèn. Vì thế, người ta ít gọi ông là nghệ sĩ chơi kèn mà gọi là “Quái kiệt” hay là “Đệ nhất danh kèn” và ông đã “Tả xung hữa đột” làm mưa làm gió khắp các sân khấu miền Nam trong suốt gần  70 năm qua. 

Khán giả yêu nhạc vẫn nhớ những ngày sau năm 1975, cặp “Song bích hợp kiếm” là Huỳnh Hoa (Chơi kèn Saxophone) và Tòng Sơn đã khuynh đảo các sân khấu âm nhạc tại Sài Gòn như Trống Đồng, Cầu Vồng, Kỳ Hoà… Với những bài hát quen thuộc như Alibaba, Tây du ký, Kachiusaqua sự ngẫu hứng của 2 ông già, nó đã trở thành nhưng bài hát đầy nhẹ nhàng, vui vẻ gây nhiều tiếng cười cho khán giả. Khán giả đã từng cười nghiêng ngả khi đang say mê với ca khúc tây Du lý, Tòng Sơn buông kèn vòm tay là loa gào to “Sư phò”. Một ca khúc không còn chỉ là ca khúc mà nó còn mang đậm chất kịch khiến khán giả say m. Vì thế dù dã bước vào cái tuổi ngoài 70 từ lâu nhưng Tòng Sơn vẫn đắt khách, vẫn miệt mài ngày vài show diễn. 

{keywords}
'Nghệ sĩ Tòng Sơn hồi trẻ.

Trong suốt cuộc đời đi diễn gần 70 năm của mình, Tòng Sơn đã ghi được nhiều dấu ấn như được xác lập là "Người có phong cách biểu diễn khẩu cầm độc đáo nhất Việt Nam”. Ngoài ra ông còn có vinh dự được mời biểu diễn trong chương trình khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton qua thăm Việt Nam. Nhưng điều làm Tòng Sơn hãnh diện nhất là khán giả luôn nhớ đến ông nhưng một người thổi kèn vui vẻ, hài hước, luôn tạo tiếng cười cho khán giả trong mỗi tiết mục của mình. Vì thế những quái kiệt cùng thời với ông như Trần Văn Trạch, Thanh Long … chỉ còn trong dĩ vãng thì riêng ông vẫn đi diễn, vẫn đem lại tiếng cười cho mọi người. Khi nói về Tòng Sơn vẫn tư trào: “Cứ mỗi buổi diễn tôi phải biểu diễn 2 tiết mục là Vừa thổi kèn vừa ăn chuối và Vừa thổi kèn vừa uống bia thì tính tới nay, tôi đã ăn cả chục ngàn quả chuối và trăm thùng bia rồi đó”.

Một người nghệ sĩ với gần 70 năm đi diễn, Tòng Sơn đã tưởng mình sẽ mãi đi diễn. Nhưng có ai mà thoát khỏi mệnh trời. Khi người bạn diễn lâm bệnh rồi Huỳnh Hoa ra đi, Tòng Sơn cũng linh cảm mình sẽ có ngày như thế. Sức khoẻ Tòng Sơn cũng yếu đi, những show diễn thưa dần … cuộc sống bắt đầu eo hẹp không còn phong lưu như trước. Trong một lần đi khám, ông mới biết mình mang nhiều chứng bệnh về tim, về xương khớp. Ông bảo: “gần 90 tuổi, già rồi thì bệnh là bình thường. Nhưng điều tôi buồn là chi phí đâu ra để chữa trị, để duy trì cuộc sống?” Bao năm đi diễn, phong cách nghệ sỹ nên dù có những lúc thu nhập rất cao nhưng bao nhiêu cũng hết. Con cái thì cũng nghèo, lại ở xa nên ông chẳng dám nhờ vả gì. Và cứ dần dần, ông bán đồ để sống, để chữa bệnh. 

{keywords}
Tòng Sơn biểu diễn tiết mục vừa thổi kèn vừa uống bia.

Bước đường cùng, Tòng Sơn làm đơn xin được vào sống ở khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP,.HCM. Nhưng khu Dưỡng lão này chỉ dành cho nghệ sỹ sân khấu, mà Tòng Sơn thì lại không phải là Hội viên. Vì thế dù gửi đơn mấy lần nhưng những lá đơn của ông vẫn chưa được xét duyệt. Tòng Sơn than thở: “Mấy năm nay, tôi sống nhờ bạn bè nghệ sỹ, nhờ người hâm một giúp đỡ để sống qua ngày. Nhưng tôi khong muốn lợi dụng mãi lòng tốt của mọi người, bao nhiêu năm tôi chơi kèn mua vui cho mọi người, giờ chỉ mong có được một nơi để nương tựa tuổi già mà thôi.” 

Để giúp đỡ ông, những người bạn của ông đã quyết định tổ chức show diễn quyên góp tiền cho ông. Một đêm diễn mang tên “Một đời âm nhạc” năm 2016 đã được chuẩn bị với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tại TPHCM. Tòng Sơn vui lắm vì đây là lần đầu tiên có một chương trình vì ông. Ông khoe gia tài quý giá còn lại duy nhất của ông: Đó là hơn 20 cây đàn hamonica mà ông đã lưu giữa cả cuộc đời, trong đó có những cây có tuổi đời gần bằng tuổi của ông, có những cây kèn chỉ bé như ngón tay út nhưng vẫn có thể chơi được nhiều bài. Tòng Sơn bảo: “Tôi sẽ chơi các ca khúc bằng chính những cây đàn này. Nó là sự nghiệp của tôi nên dù khó khăn đến mấy, tôi cũng không bao giờ bán nó”. 

Đêm nhạc năm 2016 thành công ngoài mong đợi không chỉ ở số tiền để ông chữa bệnh mà còn giúp cho nhiều người biết đến Tòng Sơn hơn. Sau khi chữa bệnh, những show diễn đến với Tòng Sơn nhiều hơn. Ông vui lắm: “Có lẽ nhờ sự yêu mến của mọi người mà tôi khoẻ hẳn. Giờ tôi lại đi diễn thường xuyên. Ai kêu show tôi vẫn đi, chỗ nào trả cao hay trả thấp tôi vẫn không ngại. Vì có yêu mình họ mới kêu. Mình được diễn với đam me là vui rồi”

Tòng Sơn bảo: “Tôi sẽ vẫn diễn, diễn cho tới khi nào cạn sức mình thì mới thôi. Vì tôi còn nợ khán giả nhiều lắm, tri ân có khi đến cả trăm tuổi cũng không hết được đâu”.

(Theo Tiền phong)