Giàn khoan là bằng chứng cho thấy TQ đang sử dụng các DNNN như “quân cờ chính trị” hơn là tự do khai thác thị trường.
Giàn khoan Hải Dương 981 của tập đoàn CNOOC. Ảnh: globaltimes
Tại Australia, báo chí gần đây có những bài viết tiêu đề như "Các tập đoàn nhà
nước TQ lén lút giành sự phê chuẩn của FIRB" hay "Đừng lẫn chính trị với các hợp
đồng"...(FIRB là tên viết tắt của Hội đồng thẩm định đầu tư nước ngoài của
Australia).
Trong năm 2012, chính phủ Canada đã sửa đổi luật Đầu tư nêu rõ rằng "nhà đầu tư
phải đệ trình rõ ràng các kế hoạch, cam kết, đặc điểm vốn có của DNNN. Các đối
tượng sở hữu, kiểm soát hay chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ một chính
phủ nước ngoài phải đảm bảo trước Bộ Công nghiệp Canada rằng, dự án là hoàn toàn
mang tính thương mại, không có ảnh hưởng chính trị".
Phần lớn, các DNNN TQ theo đuổi những cơ hội thương mại ở nước ngoài giống
như các tập đoàn phương Tây đã và tiếp tục làm.
Tuy nhiên, việc nhà điều hành của 53 DNNN quan trọng nhất TQ có vị thế
tương đương cấp bộ hay tỉnh rõ ràng cho thấy, cổ đông đang kiểm soát một DNNN đều
rất có quyền lực về chính trị cũng như kinh tế.
Sự bất an với các DNNN TQ không chỉ tồn tại ở nước ngoài, mà còn ở chính tại bản
địa, khi người dân TQ ngày càng đặt dấu hỏi về đặc quyền dành cho DNNN.
Tại TQ có thực tế ngân hàng và các chính sách cho vay ưu đãi hầu như chỉ có lợi
cho DNNN.
Tháng 11 năm trước, TQ đã từng cho thấy nỗ lực làm giảm sự tham gia của nhà nước
khi tuyên bố thực hiện "cải cách DNNN theo định hướng thị trường".
Tuy nhiên, vụ việc giàn khoan 981 đã thay đổi tuyên bố này. Nó làm sống lại những hoài
nghi về việc TQ sử dụng các DNNN như một chiến lược chính trị để giành lợi thế
trong tranh chấp chủ quyền.
Trong khi đó, CNOOC và CNPC vẫn có thể tự bào chữa là hành động hợp pháp khi
theo đuổi những mục tiêu thương mại ở khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên.
Nói chung, các DNNN có xu thế tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên quốc gia như tài
nguyên thiên nhiên, viễn thông, quốc phòng...
Động thái hạ đặt giàn khoan là sự khẳng định chiến lược chính trị của TQ
trong yêu sách chủ quyền. Nó là bằng chứng cho thấy TQ đang sử dụng các DNNN như
quân cờ chính trị hơn là tự do khai thác thị trường.
Michel Henry Bouchet, nhà phân tích của Trường Kinh doanh Skema tại Pháp tin
rằng, TQ đang mạo hiểm trước những chỉ trích của khu vực và quốc tế để thử
phản ứng của ASEAN và phương Tây liên quan tới những tham vọng địa chính trị của
TQ.
Vụ việc giàn khoan của những DNNN lớn nhất TQ có động cơ thương mại hay chính trị
cũng đã làm trầm trọng thêm những căng thẳng hiện tồn trong khu vực và không hề
có lợi cho quan hệ ngoại giao giữa TQ và nhiều láng giềng.
Thái An (theo establishmentpost)