1. Đây là quốc gia nào?

  • Phillipines
  • Singapore
  • Myanmar
  • Nhật Bản
Chính xác

Thành phố Tokyo thường bị hiểu nhầm là thủ đô của Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện Nhật Bản lại là một trong những quốc gia hiếm hoi không có thủ đô chính thức.

Trước đây, thủ đô của Nhật là nơi ở của Thiên Hoàng. Từ năm 794 – 1868, nơi ở của Thiên Hoàng đặt tại Kyoto. Cái tên Kyoto theo tiếng Nhật cũng có nghĩa là “kinh đô”.

Sau năm 1868, trụ sở Chính phủ Nhật Bản và nơi ở Thiên Hoàng chuyển về Tokyo hay Đông Kinh (Kinh đô ở phía Đông).

Năm 1950, Chính phủ Nhật Bản lựa chọn đặt thủ đô tại Tokyo. Tuy nhiên, đến tháng 9/1956, quyết định này bị bãi bỏ.

2. Theo truyền thuyết phương Đông, tên gọi “xứ Phù Tang” của Nhật Bản có liên quan đến vị thần nào?

  • Thần Mặt Trăng
  • Thần Mặt Trời
  • Thần Lửa
  • Thần Nước
Chính xác

Nhật Bản thường được gọi với tên “xứ Phù Tang”, “đất nước mặt trời mọc” hay “gốc của mặt trời”.

Truyền thuyết kể rằng, phù tang hay khổng tang là danh từ chỉ một loại cây dâu. Khi thần Mặt Trời cưỡi xe lửa đi ngang bầu trời từ Đông sang Tây, ngài đã nghỉ chân tại gốc cây phù tang. Văn học cổ của Nhật Bản cũng dùng từ “phù tang” với nghĩa nơi mặt trời mọc.

3. Loại trang phục nào sau đây không phải trang phục truyền thống của Nhật Bản?

  • Hanten
  • Hanbok
  • Kimono
  • Uchikake
Chính xác

Kimono là loại trang phục truyền thống phổ biến nhất của Nhật Bản. Ngoài ra, người Nhật cũng có một số loại trang phục khác để sử dụng cho những dịp đặc biệt. Ví dụ, Uchikake là trang phục chuyên dùng trong lễ cưới.

Hanten là loại áo xuất phát từ thời Edo, được dùng thường xuyên bởi tầng lớp bình dân. Áo Hanten còn có thể thay thế cho trang phục hàng ngày. Khi cần giữ ấm, người Nhật sẽ sử dụng thêm áo lót Kimono ở mặt trong và mặt ngoài áo Hanten.

Hanbok được biết tới là trang phục truyền thống của Triều Tiên, Hàn Quốc. Thời kỳ phong kiến, người ta có thể phân biệt địa vị xã hội thông qua chất liệu, màu sắc, họa tiết của trang phục Hanbok.

4. Cổng Torii là loại kiến trúc đặc trưng của Nhật Bản. Loại cổng này thường dùng để đánh dấu những địa điểm nào?

  • Địa điểm nơi Thiên hoàng ở
  • Địa điểm linh thiêng, đền thờ Thần Đạo
  • Nơi ở của tầng lớp giàu có
  • Địa điểm không được phép đặt chân tới
Chính xác

Cổng trời Toriii có nghĩa đen là “điểu cư” hay nơi chim cư trú. Đây là loại kiến trúc đặc biệt của Nhật Bản, thường thấy ở lối vào những đền thờ Thần Đạo. Với người Nhật, cổng Torii biểu trưng cho sự chuyển đổi từ trần thế sang chốn linh thiêng.

Khách du lịch có thể quan sát kiến trúc cổng trời Torii ở khắp nơi trên nước Nhật.

5. Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, Nhật Bản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm nào?

  • 1986
  • 1996
  • 2006
  • 2016
Chính xác

Năm 1996, UNESCO đã công nhận Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima của Nhật Bản là Di sản thế giới.

Địa điểm này còn được biết đến với tên Vòm bom nguyên tử hay Atomic Bomb Dome.

Ban đầu, khu tưởng niệm là Hội trường Triển lãm thương mại tỉnh Hiroshima, được thiết kế bởi kiến trúc sư Jan Letzel người Séc. Đến ngày 6/8/1945, Hiroshima bị tàn phá nặng nề bởi quả bom nguyên tử “Little Boy” của không quân Mỹ, khiến 140.000 người chết.

Để tưởng nhớ sự kiện này, người Nhật đã cải tạo tàn tích của Hội trường Triển lãm thương mại thành Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima. Ngoài ra, tại tỉnh Nagasaki cũng có bảo tàng bom nguyên tử, ghi nhớ nỗi kinh hoàng do quả bom “Fat Man” gây ra.