Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nước ta có nhiều lần thay đổi quốc hiệu. Trong đó, có quốc hiệu tồn tại nhiều thế kỷ, nhưng cũng có quốc hiệu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.

Câu 1. Quốc hiệu đầu tiên của nước ta là?

A. A. Văn Lang – Âu Lạc

B. B. Văn Lang

Đáp án chính xác là Văn Lang.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Văn Lang là quốc hiệu đầu tiên của nước ta trong lịch sử. Ra đời dưới thời các vua Hùng. Quốc hiệu Văn Lang được duy trì, truyền nối trong 18 đời Hùng Vương. Đến năm 241 TCN, Thục Phán – An Dương Vương lên ngôi vua, đổi quốc hiệu thành Âu Lạc. Quốc gia Âu Lạc tồn tại đến năm 179 TCN thì bị Triệu Đà thôn tính, nước ta rơi vào thời kỳ hơn 1000 năm Bắc thuộc.

C. C. Âu Lạc

 

Câu 2. Vua nào đã đặt quốc hiệu nước ta là Đại Cồ Việt?

A. A. Ngô Quyền

B. B. Đinh Bộ Lĩnh

Đáp án chính xác là Đinh Bộ Lĩnh.

Sau khi dẹp được loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, xưng là Đinh Tiên Hoàng. Vua đóng đô ở Hoa Lư – Ninh Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn). Quốc hiệu Đại Cồ Việt được dùng trong 7 đời vua của 3 triều Đinh, Tiền Lê, Lý, với quãng thời gian dài 86 năm (968 - 1054). Đến năm Giáp Ngọ, niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ nhất (1054), đời vua Lý Thánh Tông, nước ta đổi thành Đại Việt.

C. C. Lê Hoàn

 

Câu 3. Vua nào đặt quốc hiệu nước ta là Đại Ngu?

A. A. Trần Dụ Tông

B. B. Mạc Thái Tông

C. C. Hồ Quý Ly

Đáp án chính xác là Hồ Quý Ly.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần, tự lập làm vua, đổi tên nước thành Đại Ngu. Đại Ngu trong tiếng Hán có nghĩa là yên vui, hòa bình. Ý định của Hồ Quý Ly là xây dựng một nước Việt hùng mạnh, phát triển, yên vui, nhưng tiếc là ý định của ông không trở thành hiện thực. Năm 1406, nhà Minh lấy cớ phù Trần diệt Hồ, phái Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân sang xâm lược nước ta, do không được lòng dân ủng hộ nên cuộc kháng chiến của cha con Hồ Quý Ly nhanh chóng thất bại sau đó chỉ một năm. Quốc gia Đại Ngu của ông cũng hoàn toàn sụp đổ.

 

Câu 4: Quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện dưới thời vua nào?

A. A. Quang Trung

B. B. Gia Long

Đáp án chính xác là Gia Long.

Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt. Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Quốc hiệu này được tuyên phong vào năm 1804.

C. C. Minh Mạng

 

Câu 5. Cho đến nay, nước ta đã có tổng cộng bao nhiêu quốc hiệu?

A. A. 10

Đáp án chính xác là 10.

Trải qua hơn 2000 năm lịch sử, nước ta đã trải qua tổng cộng 10 quốc hiệu bao gồm: Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam, Đại Nam, Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. B. 11

C. C. 12

 

Câu 6. Tới nay, trong số những quốc hiệu đã trải qua, quốc hiệu nào kéo dài nhất?

A. A. Đại Nam

B. B. Đại Việt

Đáp án chính xác là Đại Việt.

Trong số 10 quốc hiệu của nước ta trong lịch sử đến nay thì Đại Việt chính là quốc hiệu tồn tại lâu nhất. Tính từ khi vua Lý Thánh Tông đổi tên từ Đại Cồ Việt sang Đại Việt năm 1054 đến năm 1804, quốc hiệu Đại Việt kéo dài 743 năm. Trong khoảng thời gian đó, chỉ có 7 năm dưới thời Hồ là đổi tên thành Đại Ngu.

C. C. Đại Cồ Việt

Tiểu Uyên

Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?

Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có không ít bậc khai quốc công thần từng bị vua kết tội chết từ những bản án oan ức. Trong đó có người còn bị chết vì mê tín.

Vua nào từng nhường vợ mình cho người khác?

Vua nào từng nhường vợ mình cho người khác?

Ông là vị vua có số phận khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, sinh thời từng kết duyên với vua của triều đại khác. Sau lại nhường vợ cho cận thần.

Vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?

Vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?

Trong giai đoạn đầu, nhà Trần vững mạnh vì có những vị vua trị vì anh minh, nhưng càng về sau, các vua ngày càng yếu kém. Thậm chí có vua còn ăn chơi trác táng khiến đất nước suy vong.

Vua nào từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?

Vua nào từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?

Khi thấy thủ cấp của tướng địch được dâng lên trước mặt, vị vua của nhà Trần đã dành cho những lời khen ngợi, trước khi cởi hoàng bào đắp lên.

Hoàng tử nào của nhà Trần phản bội dòng tộc để đầu hàng giặc ngoại xâm?

Hoàng tử nào của nhà Trần phản bội dòng tộc để đầu hàng giặc ngoại xâm?

Nhà Trần là triều đại phong kiến lừng lẫy võ công, với ba lần chiến thắng giặc Mông - Nguyên. Nhưng bên cạnh những anh hùng kiệt xuất như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cũng có không ít tôn thất hèn nhát bỏ chạy theo giặc.

Vua nào bị người đời mỉa mai là “tổ sư của nghề nịnh nọt”?

Vua nào bị người đời mỉa mai là “tổ sư của nghề nịnh nọt”?

Dành phần lớn thời gian làm vua để ăn chơi xa xỉ, lại quen thói bái phục người Pháp, vị vua triều Nguyễn này từng bị người đời gắn cho biệt danh “tổ sư của nghề nịnh nọt”.