Bạn đọc Nguyễn Thanh Bình nêu ý kiến, khoản 8, điều 8 luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển xe gắn máy có nồng độ cồn vượt quá 50 miligram/100 mililit máu hoặc 0,25 miligram/lít khí thở sẽ bị xử phạt. Trong khi đó nghị định số 100/2019/NĐ-CP lại đưa ra quy định khác. 

{keywords}
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển phương tiện (kể cả xe đạp, xe máy) cứ có nồng độ cồn là phạt. 

Nghị định có vượt luật?

“Nghị định nêu, người tham gia giao thông chỉ cần có nồng độ cồn là xử phạt, dù rằng nồng độ cồn đó không vượt qua mức tối thiểu mà luật Giao thông đường bộ đã ban hành. Trong trường hợp này, nghị định 100/2019/NĐ-CP có vượt luật Giao thông đường bộ?
 
Người dân chấp hành theo luật hay theo nghị định? Nếu người dân theo luật Giao thông đường bộ mà không chấp nhận bị xử phạt theo nghị định 100/2019/NĐ-CP thì có bị quy kết chống người thi hành công vụ?”, bạn đọc Thanh Bình băn khoăn.

Một bạn đọc khác cho rằng, bất cứ ai uống rượu nhiều hôm trước thì sáng sớm hôm sau tham gia giao thông vẫn có cồn trong máu và khí thở; ăn một số loại hoa quả  (sầu riêng, chuối…) hoặc dùng một số loại thuốc trị bệnh đều có thể có cồn trong khí thở.

Chính vì lý do này mà luật Giao thông đường bộ 2008 dựa trên luật của một số quốc gia trên thế giới đưa ra ngưỡng "bao dung" - dưới 0,25 mg/lít khí thở thì không bị phạt, trừ những người mới có bằng thì phải thử thách 1 - 2 năm.

Lý do không đưa nghị định hướng dẫn

Xung quanh thắc mắc trên, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thạch cho biết, luật Phòng chống tác hại rượu bia 2019 đã sửa đổi điều 8 luật Giao thông đường bộ 2008.

Theo đó, nghị định 100/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Giao thông đường bộ trên cơ sở luật Phòng chống tác hại rượu bia (có hiệu lực 1/1/2020) đã điều chỉnh luật Giao thông đường bộ.
 
Cụ thể, điều 35, luật Phòng chống tác hại rượu bia sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác có nêu: Sửa đổi, bổ sung khoản 8 điều 8 luật Giao thông đường bộ theo hướng điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đều bị xử phạt.

Ông Thạch cho biết, lý do trong nghị định 100/2019/NĐ-CP không dẫn căn cứ theo luật Phòng chống tác hại rượu bia là bởi, nếu hướng dẫn thì phải hướng dẫn thêm nhiều văn bản luật khác căn cứ để đưa ra mức xử phạt.

“Cũng như quy định lái xe sử dụng điện thoại, người ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn, luật Giao thông đường bộ không quy định xử phạt nhưng nghị định vẫn hướng dẫn xử phạt theo công ước Viên 1968 mà Việt Nam là thành viên”, đại diện Tổng cục Đường bộ nói thêm.

Tài xế quốc tịch Pháp uống 1 ly bia cũng bị dính phạt nồng độ cồn

Tài xế quốc tịch Pháp uống 1 ly bia cũng bị dính phạt nồng độ cồn

 Bị CSGT kiểm tra, lập biên bản vi phạm nồng độ cồn 0,12 miligam/lít khí thở, tài xế có quốc tịch Pháp thừa nhận uống 1 ly bia, nhưng bất ngờ với mức phạt nặng... 

Vũ Điệp