- Thông tư về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT vào thực tế chưa đầy hai tuần, một số giáo viên cho rằng có nhiều quy định khó áp dụng. Thậm chí, thông tư “ra cho có” chứ không ảnh hưởng gì tới họ trong cuộc sống hàng ngày.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Thầy Nguyễn Quốc Hùng, trường THPT Nguyễn Khuyến: "Không cần thiết phải ban hành thông tư dạy thêm...."
Sau khi giáo viên trong trường biết quy định mới của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, họ rất bức xúc vì những điều khoản không khả thi trong thực tế. Một số giáo viên cho biết, người viết ra văn bản này không am hiểu thực tế.
Thầy Hùng trong một giờ giảng bài trên lớp |
Bởi, học sinh đang học thêm tại nhà thầy Hùng đa phần từ các trường khác đến học, phù hợp với nội dung của thông tư 17 vừa ban hành. Tuy nhiên có một, hai học sinh mà thầy đang dạy trực tiếp, dù được điểm cao ở lớp vẫn tới năn nỉ để học thêm tại nhà thầy Hùng. Khi được hỏi lý do thì em cho biết, em muốn nâng cao kiến thức để thi ĐH.
Và thực tế, nhiều hiệu trưởng cũng từng là giáo viên rất nổi tiếng, đông học trò đến đăng ký học thêm tại nhà. Như vậy, một khía cạnh rất tích cực của dạy thêm là sự chủ động của người học, họ có nhu cầu thực sự và chỉ người nào dạy tốt thì họ mới lựa chọn.
Do đó, việc ban hành thông tư về dạy thêm là không cần thiết. Những nơi nào giáo viên làm sai (ép học sinh học thêm) thì đã có nhà trường nơi đó xử lý. Hơn nữa, văn bản chỉ có tác dụng trong giờ hành chính, còn ngoài giờ, học sinh muốn đi học như thế nào thì đó là quyền của họ. Trong khi đời sống giáo viên nếu chỉ trông chờ vào đồng lương thì không nuôi nổi gia đình, Nhà nước không lo được cho họ, thì thêm những ràng buộc chỉ gây khó cho giáo viên.
Hiệu trưởng Vũ Thị Mỹ Hạnh, Trường Tiểu học Lương Định Của: "Không nên làm khổ giáo viên bằng cách quản lý hành chính...."
Trên thực tế, rất nhiều phụ huynh tha thiết đề nghị chính cô giáo đang dạy con mình dạy thêm cho con, bởi họ tin rằng, giáo viên đó đã có quá trình gắn bó với học sinh thì sẽ hiểu hơn và dạy đúng những gì các con đang thiếu. Nếu giáo viên chỉ được dạy thêm học sinh các trường khác, chẳng lẽ họ phải đi phát tờ rơi để quảng cáo?
Việc dạy thêm ngoài giờ chủ yếu là do thỏa thuận của phụ huynh và học sinh, nếu có tai tiếng thì cá nhân giáo viên đó phải chịu trách nhiệm. Chúng ta không nên làm khổ giáo viên bằng cách quản lý hành chính, trong khi Nhà nước chưa lo cho cuộc sống của họ.
Nguồn gốc của việc cha mẹ muốn con đi học thêm là do đánh giá xếp loại thi cử còn nặng nề, và đó là trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Hiện tại ở cấp một, tình trạng học thêm ép buộc không diễn ra nhiều vì chỉ có hai môn đánh giá bằng điểm số và có tình trạng học thêm không đúng là luyện chữ và đọc trước khi vào lớp 1. Trong khi đó, tình trạng học thêm căng thẳng diễn ra ở cấp hai và cấp ba vì nhiều lý do.
Cho nên, nếu nơi nào làm sai thì nơi đó chịu trách nhiệm chứ không nên cho ra một văn bản quản lý nhu cầu chính đáng của phụ huynh và giáo viên.
Giáo viên Huỳnh Thị Tố Anh, Trường tiểu học Triệu Thị Trinh, quận 10, thông tư
dạy thêm không ảnh hưởng tới giáo viên ngoại ngữ vì họ thường đi dạy thêm tại
các trung tâm. |
- Hương Giang
Những điều khoản ở Quy định về dạy thêm, học thêm khó áp dụng trên thực tế: - Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh. - Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm
về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. - Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường. - Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh. |