Chuyện hiệu đính kiểu “đọc lại cho rõ” văn bản pháp luật một lần đặt ra rất nhiều vấn đề trong xây dựng và thực thi pháp luật…

Cuối cùng thì những ai có thói quen ngồi quán cóc và cả những người chuyên kinh doanh “thuốc lào, thuốc lá, trà đá, chè mạn” nơi vỉa hè cũng có thể thở phào nhẹ nhõm khi lãnh đạo ngành y tế khẳng định: Không cấm trà đá vỉa hè bán thuốc lá.

Tuy nhiên, chuyện hiệu đính kiểu “đọc lại cho rõ” văn bản pháp luật một lần đặt ra rất nhiều vấn đề trong xây dựng và thực thi pháp luật…

Trên thị trường suốt tháng qua đã xuất hiện thông tin gây nhiều chú ý: Kể từ ngày 15/8, các “quán cóc” chuyên “thuốc lào, thuốc lá, trà đá, chè tàu” sẽ không đủ điều kiện được bán thuốc lá theo Nghị định số 67/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá được Chính phủ ban hành ngày 27/6/2013.

{keywords}

Tuy nhiên, trước đó khá lâu dư luận và công luận đã râm ran bàn ra, tán vào về những qui định này, mà điều đáng tiếc là quan điểm cho rằng qui định này… khó mà thực thi lại chiếm phần áp đảo

Hạn chế thuốc lá là điều cần thiết, nhưng theo nhiều người việc thực hiện được qui định theo đúng lộ trình này e rằng…khó và có quá nhiều lý do cho thấy lo ngại này có cơ sở.

Theo Nghị định trên, để được cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá phải đáp ứng “5 có”: Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá; Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng; Diện tích điểm kinh doanh tối thiểu phải có từ 3 m2 trở lên; Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá; Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt...

Như vậy, nếu thực hiện đúng các quy định trên về kinh doanh thuốc lá bán lẻ thì sẽ có hàng nghìn, thậm chí hàng vạn quán trà đá hoặc những “quán cóc” dạng “thuốc lào, thuốc lá, trà đá chè tàu vỉa hè và cửa hàng tạp hóa nhỏ bán lẻ thuốc lá sẽ không thể đáp ứng đủ điều kiện khắt khe “5 có” như trên để “kinh doanh” mặt hàng này từ tiêu chí kỹ thuật (diện tích tối thiếu, phù hợp với qui hoạch hệ thống mạng lưới), hay một lô lốc giấy phép nhỏ to các loại như đã dẫn.

Nhưng kiểm soát số lượng hàng quán “đông như quân Nguyên” này như thế nào? Cơ quan chức năng có đủ người để kiểm soát? Rồi kèm những nơi bán là hàng triệu người mua và sử dụng thuốc lá. Tất nhiên theo quy định của Nghị định 67 thì người mua thuốc lá ở những cơ sở không đạt chuẩn này sẽ bị xem là vi phạm Nghị định và bị xử phạt. Nhưng xử phạt ra sao? Ai xử phạt? Có xử phạt hết được không? Đây là vấn đề cực kì nan giải rất khó thực thi.

Tuy nhiên, cuối cùng lãnh đạo Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cũng chính thức khẳng định: “Nghị định yêu cầu những đại lý bán buôn hoặc bán lẻ thuốc lá có đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng với cơ sở sản xuất thuốc lá phải có giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá do Sở Công Thương các địa phương cấp. Còn những người bán trà đá ven đường, bán hàng rong, trong quán cà phê hay quán bar vẫn được bán thuốc lá bình thường. Như vậy, cần phân biệt rõ giữa bán lẻ thuốc lá đại lý với bán lẻ thuốc lá hàng rong để tránh hiểu sai nội dung nghị định”

Đến đây, một vấn đề khác lại xuất hiện, đành rằng những ngày qua người dân rồi những người kinh doanh vỉa hè có thể “hiểu sai nội dung Nghị định” nhưng lỗi không chỉ thuộc về họ. Bởi không nói thì ai cũng hiểu, một văn bản pháp lý phải là một văn bản có câu chữ tường minh, rõ ràng không thể giống một áng văn thơ đa nghĩa, giàu màu sắc tu từ người ta muốn hiểu thế nào cũng được.

Nếu công luận, truyền thông không đưa vấn đề này lên thì liệu những nhà soạn thảo Nghị định này có biết để mà có cơ hội giải thích với dân hay không. Hay cứ để mặc cho họ muốn hiểu thế nào thì hiểu, để rồi đối tượng bị cấm (các đại lý phân phối thuốc lá bán lẻ) và đối tượng không bị cấm (các quán cóc, quán cỏ vỉa hè) đều mang tâm lý lo âu vì sợ bị phạm luật.

Và vấn đề thứ 2 lại được đặt ra: hình như hiện nay các nhà làm luật chỉ chăm chăm “ra” hết luật này, nghị định kia mà quên đi một vế rất quan trọng là cũng với đó phải phổ biến, hướng dẫn về luật cho dân hiểu đúng, hiểu đủ và chấp hành pháp luật nghiêm minh.

Bằng chứng cho việc ‘bỏ quên” này có thể dẫn ra ngay trong trường hợp của Nghị định 67: có thể nói cho đến tận ngày thực thi (15/8) nhưng thử hỏi liệu mấy ai trong số những ông chủ, bà chủ các quán cóc, quán cỏ vỉa hè rồi cả người xài thuốc lá được phổ biến những qui định mới?.

Đã có rất nhiều trường hợp quy định một cách khó hiểu rồi lại phải yêu cầu ‘đọc lại cho rõ”, giải thích thêm mới hiểu đã khiến cho người dân và toàn thị trường bị “sốc”. Thế nhưng, chuyện đó vẫn lặp lại không ít lần.

Tâm Thời