Chắc hẳn khi lái xe ô tô, các tài xế đều nắm rõ quy tắc 2 giây - 4 giây để lưu thông một cách an toàn. Thế nhưng, việc có vận dụng đúng và thường xuyên hay không lại là vấn đề khác.

Việc giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước khá quan trọng, vì nếu ở quá gần nhau thì khi xe trước thắng gấp, xe phía sau sẽ không phản ứng kịp dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. 

Vậy khoảng cách thế nào là đủ an toàn? Các chuyên gia đã tạo ra quy tắc 2 giây - 4 giây để các bác tài nắm rõ và dễ dàng áp dụng. 

1. Quy tắc 2 giây là gì?

{keywords}
Những chiếc ô tô gặp tai nạn "nối đuôi" do không giữ khoảng cách an toàn

Hai giây là thời gian đủ để người lái thấy xe trước thắng gấp, sau đó đạp phanh hoặc đánh lái để tránh. Dù trong trường hợp nào, bạn cũng nên có ít nhất 2 giây để giải quyết tình huống nhanh chóng và hiệu quả. 

Tuy nhiên, quy tắc này chỉ áp dụng trong điều kiện đường sá thuận lợi, cùng với độ tập trung của tài xế được đảm bảo. Nếu không, bạn phải sử dụng quy tắc 4 giây để tăng thêm độ an toàn với phương tiện đi trước. 

2. Quy định về giữ khoảng cách giữa các xe

Theo Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT - Điều 12, khi mặt đường khô thoáng thì khoảng cách an toàn tương ứng với tốc độ được quy định như sau: 

{keywords}
Quy định về việc giữ khoảng cách an toàn tương ứng với từng tốc độ

Bạn lấy vận tốc đang đi trừ 30 sẽ ra được khoảng cách với đơn vị mét. Ví dụ, 80 km/h: 80 - 30 = 50, suy ra cự ly tối thiểu phải giữ khoảng cách là 50 mét. 

Theo đó, khi thấy biển báo 121 - khoảng cách tối thiểu giữa hai xe thì tài xế phải tuân thủ, không cần áp dụng quy tắc 2 giây. 

3. Cách áp dụng quy tắc 2 giây

Để sử dụng quy tắc 2 giây hiệu quả, bác tài có kinh nghiệm lái ô tô cần quan sát xem xe đi trước vừa lướt qua cột mốc định nào như biển báo hoặc cột đèn… rồi nhẩm đếm. Nếu đếm “một giây, hai giây” thì độ chính xác khá thấp, vì vậy bạn nên nhẩm đều: “một nghìn linh một, một nghìn linh hai”,“một không không một, một không không hai”.  

Khi phát âm cụm 4 chữ với tốc độ vừa phải thì sẽ tốn khoảng 1 giây, đếm 2 cụm là mất 2 giây. Bạn hãy canh đồng hồ rồi làm thử vài lần, dần dần sẽ khớp với thời gian như quy định.

Trường hợp chưa đến 2 giây mà bạn đã đến dấu mốc, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang đi rất gần với xe phía trước, hãy điều chỉnh tốc độ phù hợp để tăng cự ly an toàn. Ngược lại, nếu nhẩm đến 2 giây mà chưa đến mốc thì khoảng cách giữa xe bạn và đối phương hoàn toàn đạt chuẩn. 

Trong lúc đếm nhẩm, bạn phải tuyệt đối tập trung và không được phân tâm vì những yếu tố xung quanh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý khoảng cách với xe phía sau dù khá bị động. Khi thấy xe sau bám sát, bạn nên tiến lên phía trước nếu còn đủ diện tích, còn xe đó vẫn tiếp tục tới gần thì tốt hơn là bạn nên nhường một bước để họ vượt lên. 

4. Quy tắc 2 giây có áp dụng ở đường phố Việt Nam không?

Với tình trạng đường phố giao thông phức tạp như ở Việt Nam thì quy tắc 2 giây không mấy khả quan. Vì vậy, tài xế nên linh hoạt áp dụng trong từng điều kiện đường sá khác nhau: 

- Đường quốc lộ: Trên tuyến đường này thì tình hình lưu thông khá ổn định, thế nên bạn có thể yên tâm tuân thủ đúng theo quy tắc này. 

- Đường đô thị: Tất nhiên, trong đường đô thị đông đúc thì quy tắc 2 giây rất khó áp dụng. Điển hình là khi đi với vận tốc 15 km/h thì 2 giây tương đương với khoảng cách xe đi trước hơn 8m, độ an toàn sẽ không được đảm bảo. 

- Đường cao tốc: Khi di chuyển trên cao tốc, các tài xế phải chạy với tốc độ rất nhanh nên khoảng cách cần được tăng từ 3 - 4 giây để đảm bảo an toàn, cũng như tuân thủ đúng theo quy định. 

- Trường hợp đặc biệt: Với những tình huống phát sinh thì chắc chắn chúng ta không thể dùng quy tắc một cách máy móc, do đó, bạn nên tham khảo thêm quy tắc 3 giây, 4 giây. 

5. Quy tắc 4 giây

Trước tình hình thời tiết bất lợi như trời mưa, sương mù, đường trơn trượt…, các bác tài nên sử dụng quy tắc 4 giây như hình dưới đây: 

{keywords}

Những nguyên tắc 2 giây, 3 giây, 4 giây thực chất giúp ích rất nhiều trong việc giữ an toàn cho người lái nói chung và hành khách nói riêng. Dù vậy, chúng ta cũng không nên quá máy móc mà hãy linh hoạt trong từng tình huống để mang lại chuyến đi hiệu quả và đúng luật nhất. 

(Theo Tạp chí giao thông)