Vấn để rác thải điện tử là một vấn đề làm đau đầu các mhà môi trường học và cho tới nay chưa có giải pháp thoả đáng.
Đồ điện tử được sản xuất ngày cáng nhiều trong thế giới đương đại: máy tính để bàn, laptop, tablet, máy in, điện thoại di động, iPod, máy ảnh và máy quay phim kỹ thuật số… Theo Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU) hiện có gần 5 tỉ chiếc ĐTDĐ lưu hành trên toàn thế giới, gần 1/3 dân số trên hành tinh sử dụng Internet và mỗi năm chừng 310 triệu máy tính các loại được bán ra. Điều gì sẽ xảy ra khi những sản phẩm điện tử trở thành phế thải?
Số lượng các đứa con của “cuộc sống số” nhiều đến bao nhiêu ? Theo ước tính, năm qua thế giới thải ra hơn 40 triệu tấn, và chỉ riêng châu Âu đã gần 10 triệu tấn. Mỹ chừng 3,2 triệu, tiếp đó là Trung Quốc chừng 2,5 triệu tấn. Vì sản xuất các đồ điện tử ngày càng tăng nên phế thải điện tử cũng tăng theo.
Núi rác điện tử nếu chồng chất lên nhau thì mỗi năm cao lên 5-10%, song tại các nước đang phát triển (như Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi…) thì tăng đến 6-7 lần. Bởi vậy, theo tính toán thì đến năm 2018, lượng rác điện tử ở các nước đang phát triển sẽ nhiều hơn những nước phát triển.
Các chất độc hại chứa trong phế thải điện tử chủ yều là chì, cadmi,thuỷ ngân, asen, berili và các hợp chất hữu cơ của fluo, brom, các loại chất dẻo, chủ yếu là các polime chứa clo, gốc vòng thơm… Ví dụ cadmi được sử dụng trong các loại pin sạc, các bộ chuyển mạch kèm theo máy laptop, điện thoại di động… có thể tích luỹ sinh học trong môi trường, là chất rất độc hại đối với con người.
Chính phủ các nước đều khuyến khích việc tái sử dụng và tái chế rác điện tử bằng các chính sách cụ thể. Chẳng hạn tại EU, nhà nước buộc các nhà sản xuất, bán lẻ và nhập khẩu phải trả chi phí cho việc thu gom và xử lý các rác điện tử. Theo dự báo, thị trường tái chế rác điện tử sẽ tăng từ 5,7 tỷ US$ năm 2009 lên 14,7 tỷ US$ năm 2014.
Song chính việc xử lý chất thải điện tử cũng không tránh khỏi việc ô nhiễm thứ cấp đến môi trường, nhất là khi xử lý không đúng quy cách và công nghệ chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn mà các cơ quan môi trường đề ra. Ví dụ đốt các chất dẻo chứa clo có thể hình thành dioxin, tác động đến hệ sinh sản và hệ miễn dịch của con người. Xử lý rác thải điện tử bằng axit và xyanua để thu hồi vàng và đồng có thể tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường.
Trong bối cảnh các nước, đặc biệt nước phảt triển, đang đối mặt với những núi rác thải điện tử ngày chồng chất, Chương trình môi trường của LHQ (UNEP) luôn kêu gọi phải hành động nhiều hơn nữa để thu gom và tái chế rác thải điện tử đúng quy cách nhưng chính họ cũng cho rằng chỉ tài trợ và chuyển giao thiết bị, công nghệ cao không thôi thì cũng khó đạt được kết quả thực sự.
Vì thế, rác thải điện tử vẫn là một vấn nạn ngày càng gia tăng mà các giải pháp đều chưa đáp ứng một cách thoả đáng.
Tuấn Hà (Theo Chemistry & Industry)
Đồ điện tử được sản xuất ngày cáng nhiều trong thế giới đương đại: máy tính để bàn, laptop, tablet, máy in, điện thoại di động, iPod, máy ảnh và máy quay phim kỹ thuật số… Theo Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU) hiện có gần 5 tỉ chiếc ĐTDĐ lưu hành trên toàn thế giới, gần 1/3 dân số trên hành tinh sử dụng Internet và mỗi năm chừng 310 triệu máy tính các loại được bán ra. Điều gì sẽ xảy ra khi những sản phẩm điện tử trở thành phế thải?
Rác thải điện tử đang trở thành vấn nạn thế giới. |
Số lượng các đứa con của “cuộc sống số” nhiều đến bao nhiêu ? Theo ước tính, năm qua thế giới thải ra hơn 40 triệu tấn, và chỉ riêng châu Âu đã gần 10 triệu tấn. Mỹ chừng 3,2 triệu, tiếp đó là Trung Quốc chừng 2,5 triệu tấn. Vì sản xuất các đồ điện tử ngày càng tăng nên phế thải điện tử cũng tăng theo.
Núi rác điện tử nếu chồng chất lên nhau thì mỗi năm cao lên 5-10%, song tại các nước đang phát triển (như Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi…) thì tăng đến 6-7 lần. Bởi vậy, theo tính toán thì đến năm 2018, lượng rác điện tử ở các nước đang phát triển sẽ nhiều hơn những nước phát triển.
Các chất độc hại chứa trong phế thải điện tử chủ yều là chì, cadmi,thuỷ ngân, asen, berili và các hợp chất hữu cơ của fluo, brom, các loại chất dẻo, chủ yếu là các polime chứa clo, gốc vòng thơm… Ví dụ cadmi được sử dụng trong các loại pin sạc, các bộ chuyển mạch kèm theo máy laptop, điện thoại di động… có thể tích luỹ sinh học trong môi trường, là chất rất độc hại đối với con người.
Chính phủ các nước đều khuyến khích việc tái sử dụng và tái chế rác điện tử bằng các chính sách cụ thể. Chẳng hạn tại EU, nhà nước buộc các nhà sản xuất, bán lẻ và nhập khẩu phải trả chi phí cho việc thu gom và xử lý các rác điện tử. Theo dự báo, thị trường tái chế rác điện tử sẽ tăng từ 5,7 tỷ US$ năm 2009 lên 14,7 tỷ US$ năm 2014.
Song chính việc xử lý chất thải điện tử cũng không tránh khỏi việc ô nhiễm thứ cấp đến môi trường, nhất là khi xử lý không đúng quy cách và công nghệ chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn mà các cơ quan môi trường đề ra. Ví dụ đốt các chất dẻo chứa clo có thể hình thành dioxin, tác động đến hệ sinh sản và hệ miễn dịch của con người. Xử lý rác thải điện tử bằng axit và xyanua để thu hồi vàng và đồng có thể tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường.
Trong bối cảnh các nước, đặc biệt nước phảt triển, đang đối mặt với những núi rác thải điện tử ngày chồng chất, Chương trình môi trường của LHQ (UNEP) luôn kêu gọi phải hành động nhiều hơn nữa để thu gom và tái chế rác thải điện tử đúng quy cách nhưng chính họ cũng cho rằng chỉ tài trợ và chuyển giao thiết bị, công nghệ cao không thôi thì cũng khó đạt được kết quả thực sự.
Vì thế, rác thải điện tử vẫn là một vấn nạn ngày càng gia tăng mà các giải pháp đều chưa đáp ứng một cách thoả đáng.
Tuấn Hà (Theo Chemistry & Industry)