Nhận thấy cơ hội và tiềm năng ở phân khúc khách hàng cá nhân, hầu hết các ngân hàng tập trung cho mảng bán lẻ. Cuộc đua này trở nên khốc liệt hơn với sự tham gia của ngày càng nhiều “tay chơi” có hạng và chiến thuật bài bản.

Tiềm năng lớn

Với trên 91 triệu dân, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho việc phát triển ngân hàng bán lẻ. Sự hấp dẫn của thị trường này thu hút cuộc chạy đua của cả ngân hàng nội, ngoại, cả ngân hàng TMCP nhà nước lẫn tư nhân. Sự cạnh tranh đó đã tạo nên diện mạo mới cho thị trường ngân hàng bán lẻ trong những năm gần đây.

{keywords}

Trước hết là sự phong phú, đa dạng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Khách hàng giờ đây có thể thoải mái lựa chọn các sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình, từ các loại thẻ ngân hàng được phân theo thu nhập, đặc điểm của khách hàng đến các sản phẩm cho vay theo mục đích (vay mua, xây sửa nhà, vay tiêu dùng, vay tín chấp) hay các sản phẩm đầu tư, gói tài khoản….

Không những thế, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng trên nhiều kênh khác nhau. Ngoài kênh truyền thống là tại chi nhánh/phòng giao dịch, các “thượng đế” chỉ cần ngồi nhà với chiếc điện thoại hoặc máy tính kết nối internet là đã có thể thực hiện hầu như đầy đủ những dịch vụ ngân hàng một cách tiện lợi, an toàn và tiết kiệm thời gian.

{keywords}

Điều quan trọng, sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng bán lẻ đã tạo ra những thay đổi lớn trong quan niệm, thói quen tiếp cận ngân hàng của đại đa số người dân. Đơn cử như việc, trước kia, người dân thường tiêu xài theo kiểu tích cóp, khi nào có đủ tiền mới dám mua sắm thì nay, nhiều người chọn giải pháp vay ngân hàng để cuộc sống thêm đầy đủ tiện nghi. Thậm chí nhiều người có đủ tiền để mua xe hay sửa nhà nhưng vẫn muốn vay ngân hàng để có thể dành tiền cho những nhu cầu khác cấp thiết hơn.

Để tạo ra bước chuyển biến lớn như hiện nay, đáng kể nhất phải kể đến nỗ lực của các ngân hàng. Không chỉ nỗ lực trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng mà các ngân hàng còn nỗ lực gia tăng những giá trị cộng thêm khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ bởi thị trường đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Lĩnh vực bán lẻ giờ đây là sân chơi rộng của các ngân hàng.

Trong đó, một trong những ngân hàng tiên phong trong việc phát triển mạnh ngân hàng bán lẻ có thể kể tới Maritime Bank với mô hình ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại đi cùng các sản phẩm tiện ích, mang lại giá trị cao cho khách hàng.

Hái ‘trái ngọt’ từ nỗ lực không ngừng

Trong bối cảnh các ngân hàng đều muốn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, Maritime Bank đã liên tục “tung” ra các gói vay ưu đãi hấp dẫn với nhiều chương trình, gói sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng (các chương trình cho vay mua bất động sản, chương trình 6.99%, cho vay mua ô tô, vay không tài sản đảm bảo….).

Ưu điểm của các sản phẩm, chương trình này chính là dần “gỡ” được những rào cản về tâm lý e ngại của khách hàng khi nhà băng giảm bớt những thủ tục rườm rà, đơn giản hóa quy trình và rút ngắn thời gian giải ngân. Đấy là chưa kể đến việc ngân hàng luôn đưa ra mức lãi suất cạnh tranh, hợp lý, linh hoạt cho khách hàng từ thủ tục, thời hạn vay đến phương thức trả nợ. Những ưu điểm này đánh trúng vào tâm lý, nhu cầu của khách hàng khi họ ngày càng có xu hướng tận hưởng dịch vụ và lợi ích tốt hơn.

{keywords}

Không chỉ nỗ lực trong việc đa dạng về sản phẩm, dịch vụ và cải tiến quy trình, thủ tục, ngân hàng này cũng đã và đang có những bước đi chiến lược trong việc củng cố, phát triển hệ thống nền tảng để hỗ trợ tốt nhất cho mảng kinh doanh trọng yếu này. Với thương vụ mua lại TFC và sáp nhập MDB, Maritime Bank một mặt có thêm những điều kiện quan trọng để phát triển mạnh hơn nữa mảng bán lẻ, mặt khác gia tăng sự hiện diện trên thị trường thông qua gần 300 chi nhánh ở khắp các tỉnh thành với cơ sở khách hàng cá nhân lên đến gần 1,5 triệu người.

Đánh giá cao những nỗ lực này, vừa qua, Maritime Bank đã được Tạp chí tài chính hàng đầu thế giới World Finance trao tặng giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2015”.

{keywords}

“Maritime Bank đã chứng tỏ là ngân hàng dẫn đầu xu thế trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam bằng việc tạo sự khác biệt trong chiến lược phát triển. Bên cạnh các sản phẩm đa tiện ích, phù hợp với nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng, Maritime Bank luôn chú trọng cung cấp dịch vụ với chất lượng vượt trội và đầu tư công nghệ ngân hàng hiện đại”, Hội đồng xét giải của Tạp chí đánh giá.

Một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cho rằng: “Với từng thế mạnh riêng, các nhà băng lớn đang cùng nhau chia phần miếng bánh bán lẻ ở từng phân khúc riêng. Tuy nhiên, trong cuộc đua ngày càng khốc liệt, chỉ những nhà băng nào lựa chọn được cách tiếp cận khách hàng khôn ngoan nhất, giải quyết những khúc mắc, băn khoăn còn tồn tại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng cũng như không ngừng nâng cao uy tín của mình mới mong tìm được chỗ đứng vững chắc”.

Thúy Ngà